Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 9 Cánh diều bài 5: Nói và nghe Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 cánh diều bài 5: Nói và nghe Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

NÓI VÀ NGHE: 

TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT SỰ VIỆC CÓ TÍNH THỜI SỰ

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Trình bày được ý kiến về một sự việc có tính thời sự.

- Thể hiện được ý kiến riêng của bản thân đối với sự việc có tính thời sự, nêu được giải pháp có tính khả thi để phát huy (nếu sự việc có tính tích cực) hoặc hạn chế, khắc phục (nếu sự việc có tính tiêu cực).

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

I. ĐỊNH HƯỚNG

Để trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự, các em cần lưu ý:

- Lựa chọn sự việc phù hợp với lứa tuổi, có tính thời sự, có ý nghĩa giáo dục.

- Tìm hiểu kĩ sự việc, xác định ý kiến của bản thân về sự việc đó (đồng tình hay phản đối, cũng có thể đồng tình, phản đối một phần).

- Khi trình bày, cần đưa ra được các lí lẽ, kèm theo phân tích những bằng chứng tin cậy thể hiện quan điểm của bản thân.

- Có thể sử dụng một số phương tiện hỗ trợ như tranh, ảnh, hiện vật, video,.... và máy chiếu, màn hình (nếu có) để tăng sức thuyết phục cho ý kiến.

II. CHUẨN BỊ 

1. Chọn đề tài

- Lưu ý: Khác với vấn đề hoặc hiện tượng, sự việc là những gì đã diễn ra trong thực tế, gắn với thời gian, địa điểm, con người,... xác thực.

2. Tìm ý và lập dàn ý

- Tham khảo dàn ý bài nói dưới đây:

+ Mở đầu: Giới thiệu sự việc cần trình bày. Có thể kể một câu chuyện nhỏ, dẫn một tài liệu, dùng một bức ảnh hay đoạn phim để giới thiệu sự việc.

+ Triển khai: Bám sát dàn ý để trình bày nội dung theo trật tự hợp lí, giúp người nghe dễ theo dõi, nắm bắt ý kiến. Có thể đặt câu hỏi về từng khía cạnh của sự việc để thu hút sự chú ý của người nghe; diễn giải rõ ràng, thể hiện chủ kiến của người nói trước những khía cạnh đó.

+ Kết thúc: Nêu ý nghĩa của sự việc đã trình bày, liên hệ trách nhiệm của mỗi người.

- Cần ghi chú một số bằng chứng (sự việc thực tế, số liệu,...), từ ngữ then chốt để chủ động khi trình bày.

III. NÓI VÀ NGHE

1. Hoạt động nói

Bài nói được trình bày theo bố cục mạch lạc, rõ ràng; thể hiện đúng đặc trưng ngôn ngữ nói (phối hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ và phương tiện hỗ trợ); luôn chú ý thái độ của người nghe để điều chỉnh khi cần thiết.

2. Hoạt động nghe 

- Người nghe: tất cả HS theo dõi bài nói do người trình bày thực hiện trong tiết học.

- Các công việc của người nghe:

+ Đối chiếu với yêu cầu phần nói của bài để có - nhận định về đề tài bài nói.

+ Theo dõi để nắm bắt chính xác bản chất sự việc và ý kiến của người nói về sự việc.

+ Ghi nhanh các ý nảy sinh trong quá trình theo dõi bài nói để chuẩn bị cho việc trao đổi sẽ tiến hành khi người nói hoàn thành phần trình bày.

IV. Kiểm tra và chỉnh sửa

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 9 CD bài 5: Nói và nghe Trình bày ý, kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 cánh diều bài 5: Nói và nghe Trình bày ý, Ôn tập Ngữ văn 9 cánh diều bài 5: Nói và nghe Trình bày ý

Bình luận

Giải bài tập những môn khác