Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 12 Chân trời bài 5: Viết văn bản dưới hình thức thư trao đổi công việc

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo bài 5: Viết văn bản dưới hình thức thư trao đổi công việc. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VIẾT THƯ TRAO ĐỔI CÔNG VIỆC

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- HS viết được VB viết thư trao đổi công việc: trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm, cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ.

- Viết được bức thư trao đổi công việc.

B - KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Tri thức kiểu bài

- Khái niệm: Thư trao đổi công việc là kiểu văn bản thư tín của cá nhân hay tổ chức, dùng để trao đổi thông tin mà hai bên cùng quan tâm, cùng bàn bạc (bổ sung, chỉnh sửa, phương thức tiến hành…) nhằm đạt được kết quả mong đợi.

- Yêu cầu của kiểu bài:

+ Thư tín dạng này có rất nhiều loại, tùy mục đích giao dịch tùy mối quan hệ mà hình thức và nội dung có thể khác nhau, tuy nhiên cần đáp ứng những thể thức của một bức thư:

  • Nội dung: Trao đổi công việc về những nội dung cụ thể; thông tin trao đổi đầy đủ, chính xác, có sức thuyết phục.

  • Hình thức: Dung lượng văn bản cô đọng, tập trung vào mục đích trao đổi công việc, ngôn ngữ: nhã nhặn, tạo sự tin cậy, trọng thị lẫn nhau.

+ Bố cục có 3 phần:

  • Mở đầu: Nêu địa điểm và thời gian viết thư, danh tính người nhận thư, lời chào mở đầu.

  • Nội dung chính: Làm rõ mục đích trao đổi công việc, ý nghĩa/kết quả mong đợi, đề xuất về các phương án giải quyết, hợp tác giữa các bên nếu có.

  • Kết thúc: Lời chào tạm biệt danh tính người viết thư.

II. PHÂN TÍCH NGỮ LIỆU THAM KHẢO

1. Ngữ liệu 

- Ngữ liệu tham khảo được viết dưới dạng thư điện tử. Căn cứ xác định: có địa chỉ email người gửi và người nhận, tiêu đề thư, không có địa điểm và thời gian trong nội dung thư.

- Người viết thư là học sinh (Bí thư chi đoàn 12A1), người nhận thư là thầy Chủ nhiệm. Người viết chọn ngôn ngữ lịch sự, lễ phép (thể hiện qua đại từ xưng hô, các cách diễn đạt thể hiện sự kính trọng với người nhận “kính gửi”, “em đề xuất”, “em đề nghị”, “em mong sớm nhận được ý kiến góp ý của thầy”….

- Mục đích viết thư này là để trao đổi với thầy chủ nhiệm về kế hoạch tham gia hội trao thưởng, trong đó người viết đề xuất các việc cần chuẩn bị cho hội thao như đội hình, tập luyện, việc hỗ trợ cá nhân và đội dự thi.

- Lá thư đã đáp ứng yêu cầu của kiểu bài viết thư trao đổi công việc:

+ Mở đầu: 

  • Địa chỉ email người gửi, người nhận.

  • Tiêu đề mail/lời chào hỏi thưa gửi.

+ Thân bài: 

  • Trình bày mục đích, lí do viết thư.

  • Lần lượt trình bày các vấn đề cần trao đổi.

+ Kết bài: Lời chào, danh tính người viết.

2. Ngữ liệu 

- VB đáp ứng bố cục của kiểu bài Thư trao đổi công việc.

- Người viết là nhà văn Nguyễn Hiến Lê, người nhận: nhà văn, nhà thơ Quách Tấn.

Cả hai đều là những tri thức lớn, có sự kính trọng nhau nên Nguyễn Hiến Lê sử dụng ngôn ngữ trọng thị, nghiêm túc nhưng cũng chân thành, giàu tình cảm. HÌnh thức thể hiện: bố cục mạch lạc, chia tách rõ ràng từng nội dung trao đổi.

- Nội dung tái bút hỏi về trái chà là. Đây không phải là nội dung liên quan đến các vấn đề chính cần trao đổi, nên không được đặt ở phần chính của bức thư.

- Kinh nghiệm viết thư trao đổi công việc:

+ Lưu ý đến các quy ước trình bày của thư tay và thư điện tử.

+ Xác định mục đích viết, đối tượng người đọc để lựa chọn ngôn ngữ viết phù hợp, thể hiện thái độ lịch sự, tôn trọng người viết.

+ Đảm bảo đúng quy cách trình bày và yêu cầu về nội dung của các phần mở đầu, nội dung và kết thúc.

+ Các vấn đề trao đổi cần được trình bày rõ ràng, mạch lạc, có lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến của bản thân.

+ Có thể sử dụng các phương tiện liên kết để đánh dấu các ý quan trọng trong nội dung bức thư.

II. QUY TRÌNH VIẾT BÀI

Quy trình

Lưu ý

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.

  • Xác định rõ nội dung và mục đích trao đổi công việc.

  • Xác định người nhận thư => định hướng cách viết phù hợp.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

  • Phác thảo các ý cần trao đổi.

  • Sắp xếp các ý theo trình tự phù hợp.

Bước 3: Viết bài

  • Triển khai các ý thành bức thư

  • Sử dụng ngôn từ, giọng điệu phù hợp.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

Xem lại thư trước khi gửi, đối chiếu với Bảng kiểm để điều chỉnh.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 12 CTST bài 5: Viết văn bản dưới hình thức, kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo bài 5: Viết văn bản dưới hình thức, Ôn tập Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo bài 5: Viết văn bản dưới hình thức

Bình luận

Giải bài tập những môn khác