Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 12 Chân trời bài 5: Thực hành tiếng Việt

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo bài 5: Thực hành tiếng Việt. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ NGHỊCH NGỮ: ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC DỤNG

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- HS nhận biết được khái niệm, đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nghịch ngữ.

- HS hiểu và sử dụng các biện pháp tu từ nghịch ngữ phù hợp với bối cảnh.

B - KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NGHỊCH NGỮ

Khái niệm:Có sự kết hợp dường như phi lí giữa các từ mang nghĩa đối chọi ngay trong một cụm từ. người tiếp nhận có thể nhận ra ngay tính chất nghịch ngữ của cụm từ đó mà không cần phải đối chiếu nó với các cụm từ khác trong câu.

- Dấu hiệu nhận biết:

+ Có cụm từ mang tính chất của một phụ chú khác thường đối với đối tượng được đề cập trước đó.

Ví dụ: Ông hứa thế, giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn được phép tự hỏi liệu quan Toàn quyền Va-ren sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao.

Lưu ý: Ở nhiều tác phẩm văn học, nghịch ngữ có thể xuất hiện ở ngay nhan đề hay tên 1 số chương mục.

2. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK

Bài 1:

a. Trong ngữ liệu đã cho, biện pháp tu từ nghịch ngữ thể hiện qua việc kết hợp các từ ngữ biểu thị những khái niệm mâu thuẫn nhau: “hạnh phúc” và “tang gia”.

Tác dụng: Làm nổi bật nghịch lí trớ trêu của lòng người, tạo nên cách diễn đạt độc đáo, gây ấn tượng mạnh với người tiếp nhận.

b. Biện pháp tu từ nghịch ngữ xuất hiện dày đặc trong đoạn trích đã cho. Biện pháp này thể hiện qua sự kết hợp các từ ngữ biểu thị những khái niệm mâu thuẫn nhau: “chết” và “lần này là lần đầu”, “chết ở tỉnh” và “nên chọn vào đêm thứ Sáu”; “chết vì tai nạn” và “tránh ngày Chủ nhật hoặc ngày lễ”.

- Tác dụng: Làm nổi bật bi kịch của người dân trong xã hội cũ: Chết mà không được phép chôn vì còn phải qua bao nhiêu bước kiểm tra, khám xét của đám quan lại; đồng thời thể hiện thái độ châm biếm của tác giả và tạo ra cách diễn đạt độc đáo, gây ấn tượng mạnh với người đọc.

Bài 2:

- Trong cả hai ngữ liệu, chúng ta đều nhận thấy có những cách diễn đạt trái với cách diễn đạt thông thường: “Được ông vay tiền, thực sự là hạnh phúc rất lớn” (câu a); “Được ông nhận tiền, thực vinh dự cho tôi quá rồi” (câu b). Bình thường, khi bị vay tiền, không ai nói rằng mình cảm thấy “hạnh phúc”, “vinh dự”… nhưng ở đây, tác giả đã để cho các nhân vật trưởng bửu cực và chánh án thốt ra những câu như vậy.

- Tác dụng: Tô đậm hành động hối lộ và bản chất nịnh nọt, luồn cúi của các nhân vật trưởng bưu cục và chánh án; tạo ra tiếng cười trào phúng cho VB.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 12 CTST bài 5: Thực hành tiếng Việt, kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo bài 5: Thực hành tiếng Việt, Ôn tập Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo bài 5: Thực hành tiếng Việt

Bình luận

Giải bài tập những môn khác