Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 5: Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc (Phan Hồng Giang)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 cánh diều bài 5: Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc (Phan Hồng Giang). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN TOÀN CẦU HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC

A - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- HS nhận biết được đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó hình thành, rèn luyện năng lực đọc hiểu một tác phẩm thể loại văn nghị luận.

- Bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập.

B - KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

a. Tiểu sử

- Phan Hồng Giang (1941 - 2022) tên khai sinh là Nguyễn Đức Hân.

- Quê quán: huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

- Ông là một dịch giả, nhà nghiên cứu. từng giữ những chức vụ: viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật quốc gia, hội viên hội văn học Việt Nam, hiệu trưởng Trường Viết văn Nguyễn Du…

b. Sự nghiệp và tác phẩm chính

- Tác phẩm tiêu biểu: Ghi chép về tác giả và tác phẩm, Chung quanh một số vấn đề văn hóa nghệ thuật. Một số tác phẩm dịch kinh điển như: “Truyện ngắn Chekhov", "Đaghextan của tôi" (Rasul Gamzatov), "Cánh buồm đỏ thắm" (Aleksandr Grin), "Nàng Lika" (Ivan Alekseyevich Bunin)

2. Tác phẩm

Văn bản Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc trích từ Một góc nhìn của tri thức, tập một NXB trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, 2002.

II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN

  1. Phân tích nhan đề, mục đích chính của văn bản “Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc” 

a. Luận đề và các luận điểm của văn bản

- Luận đề của văn bản là quá trình toàn cầu hoá và tác động của nó đến bản sắc văn hoá dân tộc

- Các luận điểm lớn:

+ Tác giả lý giải về khái niệm toàn cầu hoá.

+ Tác động của quá trình toàn cầu hoá đối với lĩnh vực văn hoá.

+ Quan điểm của tác giả về toàn cầu hoá và niềm tin dân tộc.

b. Mục đích của người viết

- Mục đích: Mục đích của người viết văn bản là nhằm thể hiện quan điểm về quá trình toàn cầu hoá và chứng minh tác động của nó đến lĩnh vực văn hoá thông qua các lí lẽ, dẫn chứng.

- Mối quan hệ giữa nhan đề và mục đích: Nhan đề của văn bản đã thể hiện một cách rõ ràng mục đích của văn bản là quá trình toàn cầu hoá và tác động của nó đến bản sắc văn hoá dân tộc.

2. Xác định vấn đề trọng tâm và cách lập luận của văn bản

a. Tính thuyết phục của văn bản 

Tác giả lý giải về khái niệm toàn cầu hoá.

+ Thông qua câu nói của nhà báo Sa-mu-ơn-sân.

+ Tác giả chỉ ra điểm khác biệt giữa giao lưu quốc tế và toàn cầu hoá, thông qua một loạt những biểu hiện mang tính “bùng nổ” của toàn cầu hoá.

+ Tác động tích cực, tiêu cực.

- Quan điểm của tác giả về toàn cầu hoá và niềm tin dân tộc. Tác giả kết luận rằng toàn cầu hoá là một quá trình tất yếu, khách quan. Toàn cầu hoá chứa đựng nhiều thời cơ và những thách thức to lớn. 

b. Phân tích một số biện pháp làm tăng tính khẳng định và phủ định vấn đề trong văn bản 

Tính khẳng định, phủ định: “Toàn cầu hoá chứa đựng thời cơ, thách thức lớn”; “không một dân tộc nào có thể bị cám dỗ”; “chưa có thời kì nào trong lịch sử”;

- Cách lập luận: Văn bản có cách lập luận chặt chẽ, được biểu hiện qua các luận điểm rõ ràng; lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Đằng sau mỗi luận điểm, tác giả đều đưa ra dẫn chứng thiết thực, hợp lý. Kết hợp với việc dùng các từ, các câu khẳng định, phủ định. Dựa vào các từ ngữ đó đã thể hiện rõ ràng lập luận của tác giả.

- Ngôn ngữ biểu cảm: Giàu màu sắc biểu cảm. Thể hiện qua việc tác giả kết hợp nhiều từ ngữ, như kết từ và tình thái từ: Như đã nói, có thể là, tuy nhiên, mặt khác,…

3. Liên hệ

Tác giả đã nêu lên những tác động của quá trình toàn cầu hoá đối với lĩnh vực văn hoá. Trong đó, tác giả có nêu những mặt lợi và hại của quá trình toàn cầu hoá. Người đọc có thể vận dụng, xem xét để đón nhận, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những tiêu cực mà nó mang lại. Biết đón nhận những thời cơ và mạnh mẽ vượt qua thách thức, tránh để cuộc sống bị cuốn theo những cám dỗ mà quá trình toàn cầu hoá mang lại.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

Văn bản đề cập đến quá trình toàn cầu hóa và sự tác động của nó đến lĩnh vực văn hóa, cụ thể là bản sắc văn hóa dân tộc.

+  Tác giả chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực cũng như những thời cơ và thách thức của quá trình toàn cầu hóa, từ đó đưa ra biện pháp thích hợp và thể hiện niềm tin dân tộc.

2. Nghệ thuật

+ Lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng giàu tính thuyết phục.

+ Sử dụng nhiều biện pháp nhằm tăng tính phủ định, khẳng định cho văn bản.  


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 12 CD bài 5: Toàn cầu hóa và bản sắc, kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 cánh diều bài 5: Toàn cầu hóa và bản sắc, Ôn tập Ngữ văn 12 cánh diều bài 5: Toàn cầu hóa và bản sắc

Bình luận

Giải bài tập những môn khác