Lý thuyết trọng tâm Lịch sử 9 Chân trời bài 19: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo bài 19: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 19: VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1991

I. Mục tiêu bài học 

- Trình bày được sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước, cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và vùng biên giới phía Bắc trong những năm 1975-1979, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.

- Nêu được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm 1976-1985.

- Mô tả được đường lối Đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, giải thích được nguyên nhân, nêu được kết quả và ý nghĩa của công cuộc Đổi mới trong giai đoạn 1986 - 1991.

- Đánh giá được thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện đường lối Đổi mới.

II. Bài học 

1. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước

- Sau ngày 30-4-1975, Việt Nam đã thống nhất về lãnh thổ, nhưng vẫn tồn tại hai chính phủ: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở miền Nam. 

- Để đáp ứng yêu cầu lịch sử, việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước được tiến hành thông qua Hiệp thương chính trị vào ngày 21-11-1975 và bầu cử Quốc hội vào ngày 25-4-1976.

* Quốc hội khóa VI

- Tháng 7-1976, Quốc hội khóa VI tổ chức kỳ họp đầu tiên tại Hà Nội. 

- Quốc hội thông qua các chính sách đối nội và đối ngoại cho nước Việt Nam thống nhất.

* Tên nước và các biểu tượng quốc gia

- Quốc hội quyết định tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh, và quy định Quốc huy, Quốc kỳ, Quốc ca. 

- Quốc hội cũng bầu ra bộ máy lãnh đạo cao nhất của nước Việt Nam thống nhất.

2. Cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc

a. Chiến tranh biên giới Tây Nam

- Kết quả: Ngày 23 - 12 - 1978, Quân đội nhân dân Việt Nam mở cuộc phản công tự vệ trên toàn tuyến biên giới Tây Nam, quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, hoà bình lập lại trên vùng biên giới Tây Nam của Tổ quốc.

- Ý nghĩa: Thắng lợi đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Cam-pu-chia thoát khỏi nạn diệt chủng. Theo yêu cầu của Mặt trận Dân tộc Cứu nước Cam-pu-chia, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với lực lượng cách mạng Cam-pu-chia tấn công quân Pôn Pốt.

b. Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc

- Kết quả: Trước cuộc chiến đấu ngoan cường của quân dân Việt Nam và sự phản đối của dư luận quốc tế, ngày 18 - 3 - 1979, Trung Quốc tuyên bố rút hoàn toàn quân đội khỏi các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam.

- Ý nghĩa: Mặt trận Vị Xuyên trở thành vùng chiến sự ác liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc kéo dài 10 năm (1979 - 1989).

c. Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc

- Kết quả: Đảo Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép từ sau trận chiến đó.

- Ý nghĩa: Minh chứng về lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam.

3. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm 1976 – 1985

* Tình hình trong nước

- Việt Nam đã thực hiện hai kế hoạch 5 năm (1976 – 1980 và 1981 – 1985) trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. 

- Mặc dù đạt nhiều thành tựu quan trọng, nhưng đất nước cũng đối mặt với không ít khó khăn, dẫn đến khủng hoảng kinh tế – xã hội. 

- Để khắc phục sai lầm và vượt qua khủng hoảng, Đảng và Nhà nước quyết định tiến hành đổi mới.

* Tình hình thế giới

- Trên bình diện quốc tế, những thay đổi trong tình hình thế giới và quan hệ giữa các quốc gia do cách mạng khoa học – kỹ thuật tác động trở thành xu hướng chủ yếu. 

- Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác càng thúc đẩy nhu cầu đổi mới ở Việt Nam. 

- Đổi mới trở thành yêu cầu cấp bách và có ý nghĩa sống còn đối với chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam, đồng thời phù hợp với xu thế chung của thời đại.

4. Công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến năm 1991

4.1. Đổi mới chính trị 

– Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,Nhà nước của dân, do dân và vì dân;

– Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân;

– Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc,...

4.2. Đổi mới kinh tế

– Xoá bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường;

– Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa;

– Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại,...

* Nhận xét: 

- Những thành tựu đạt được chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc Đổi mới về cơ bản là phù hợp. 

- Tuy nhiên, công cuộc Đổi mới vẫn còn nhiều khó khăn, yếu kém như: nền kinh tế còn mất cân đối, lạm phát còn cao, lao động thiếu việc làm tăng,...; chế độ tiền lương bất hợp lí,...; sự nghiệp văn hoá có những mặt tiếp tục xuống cấp, tình trạng tham nhũng, mất dân chủ chưa được khắc phục.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Lịch sử 9 CTST bài 19: Việt Nam từ năm 1976 đến, kiến thức trọng tâm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo bài 19: Việt Nam từ năm 1976 đến, Ôn tập Lịch sử 9 chân trời sáng tạo bài 19: Việt Nam từ năm 1976 đến

Bình luận

Giải bài tập những môn khác