Lý thuyết trọng tâm Kinh tế pháp luật 12 Chân trời bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHỦ ĐỀ 9: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

BÀI 14: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC

  • Nêu được khái niệm, vai trò, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.

  • Nêu được mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và luật quốc gia.

II. NHỮNG NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ TRONG BÀI HỌC

1. Khái niệm, vai trò của pháp luật quốc tế

– Khái niệm, vai trò, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế: Pháp luật quốc tế là hệ thống những nguyên tắc và quy phạm pháp luật được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thoả thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.

- Pháp luật quốc tế có các vai trò sau: 

  • Cơ sở để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.

  • Cơ sở để xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia trong các lĩnh vực của đời sống; cơ sở để bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới.

2. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế

- Nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế:

+ Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia.

+ Nguyên tắc dân tộc tự quyết.

+ Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.

+ Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực.

+ Nguyên tắc hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế.

+ Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác.

+ Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế.

3. Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia

- Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia: Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia có mối quan hệ biện chứng, được thể hiện qua: 

+ Pháp luật quốc tế có tác động tích cực nhằm phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc gia.

+ Pháp luật quốc gia ảnh hưởng quyết định tới sự hình thành và phát triển của pháp luật quốc tế.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Kinh tế pháp luật 12 CTST bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công, kiến thức trọng tâm Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công, Ôn tập Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công

Bình luận

Giải bài tập những môn khác