Lý thuyết trọng tâm khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật

Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ CHẤT KHOÁNG TỪ MÔI TRƯỜNG NGOÀI VÀO RỄ

  • Ở đa số thực vật, sự hấp thụ nước và chất khoáng của cây diễn ra ở các tế bào lông hút.
  • Nước và muối khoáng được hấp thụ nhờ tế bào lông hút của rễ (là tế bào biểu bì của rễ biến dạng), sau đó, nước được vận chuyển qua vỏ rễ rồi đi vào mạch gỗ và tiếp tục vận chuyển lên các bộ phận khác của cây.
  • Sơ đồ đường đi của nước vào mạch gỗ của cây: Nước + Chất khoáng hòa tan => Lông hút => Vỏ rễ => Mạch gỗ.
  • Sự phát triển của bộ rễ có ảnh hưởng lớn tới quá trình hấp thụ nước và chất khoáng.

II. SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY

  • Nước và chất khoáng hòa tan được hấp thụ vào rễ, tiếp tục vận chuyển lên thân và lá cây theo mạch gỗ.
  • Chất hữu cơ tổng hợp ở lá được vận chuyển theo mạch rây trong thân và cành đến các nơi cần sử dụng hoặc bộ phận dự trữ của cây (hạt, củ, quả).

Loại mạch

Hướng vận chuyển chủ yếu

Chất được vận chuyển

Nguồn gốc của chất được vận chuyển

Mạch gỗ

Từ rễ → lá

Nước, chất khoáng

Từ môi trường

Mạch rây

Từ lá → cơ quan tích lũy, cơ quan cần dùng

Chất hữu cơ

Từ lá tổng hợp được

III. QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC Ở LÁ

1. Hoạt động đóng, mở không khí

  • Thoát hơi nước diễn ra chủ yếu qua khí khổng ở lá.
  • Quá trình thoát hơi nước qua khí khổng:
    • Khi cây đủ nước => tế bào khí khổng trương nước => căng ra => khí khổng mở rộng => hơi nước thoát ra ngoài nhiều.
    • Khi cây thiếu nước => tế bào khí khổng xẹp xuống => khí khổng khép bớt lại => hơi nước thoát ra giảm đi.
  • Độ mở của khí khổng phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng còn gọi là tế bào hạt đậu.

2. Ý nghĩa của sự thoát hơi nước ở lá

  • Vai trò của thoát hơi nước đối với thực vật và đối với môi trường:
    • Thoát hơi nước là động lực trên của dòng mạch gỗ (dòng đi lên), đóng vai trò như lực kéo giúp dòng nước và chất khoáng vận chuyển trong thân.
    • Khí khổng mở ra cho hơi nước thoát ra đồng thời giúp khí CO2 đi vào lá, cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp và giải phóng khí O2 ra ngoài không khí.
    • Thoát hơi nước giúp điều hòa nhiệt độ cho cây, làm mất không khí xung quanh.

IV. MỘT SỐ YẾU TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT

  • Các yếu tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật gồm:
    • Đặc điểm của đất trồng (độ tơi xốp, thoáng khí, hàm lượng chất dinh dưỡng, độ ẩm đất,…) => làm tăng khả năng hấp thụ nước của cây.
    • Ánh sáng => ảnh hưởng đến quá tình thoát hơi nước ở lá với vai trò là tác nhân gây mở khí khổng.
    • Nhiệt độ => ảnh hưởng đến cả sự hấp thụ nước ở rễ, vận chuyển nước trong thân và thoát hơi nước ở lá.
    • Độ ẩm không khí => ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ở lá.
  • Trước khi trồng cây, gieo hạt người ta thường làm đất tơi xốp và bón lót để giúp đất thoáng khí, tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, từ đó làm tăng khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng của cây.

V. VẬN DỤNG HIỂU BIẾT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT VÀO THỰC TIỄN

  • Khi di chuyển cây đi trồng ở nơi khác, người ta thường cắt bớt một phần cành, lá để giảm sự thoát hơi nước, đảm bảo cân bằng về lượng nước rễ hút vào và lá thoát ra, giúp rễ có thời gian phục hồi và phát triển.
  • Vào những ngày khô hanh, độ ẩm không khí thấp hoặc những ngày nắng nóng cần phải tưới nhiều nước cho cây vì trong các điều kiện đó, tốc độ thoát hơi nước ở lá của cây diễn ra mạnh, cây mất nhiều nước nên cần được bổ sung.

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật, kiến thức trọng tâm KHTN 7 kết nối bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật, Ôn tập KHTN 7 kết nối bài Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật

Bình luận

Giải bài tập những môn khác