Lý thuyết trọng tâm khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 17: Ảnh của vật qua gương phẳng

Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức bài 17: Ảnh của vật qua gương phẳng. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. ẢNH CỦA VẬT QUA GƯƠNG PHẲNG

Khi soi gương ta thấy hình của mình trong gương. Hình của vật nhìn thấy trong gương phẳng được gọi là ảnh của vật qua gương phẳng.

II. TÍNH CHẤT ẢNH CỦA VẬT QUA GƯƠNG PHẲNG

  • Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo (không hứng được trên màn chắn).
  • Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật.
  • Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương (ảnh và vật đối xứng nhau qua gương).

III. DỰNG ẢNH CỦA VẬT QUA GƯƠNG PHẲNG

1. Dựng ảnh của một điểm S (nguồn sáng rất nhỏ)

  • Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng:
    • Bước 1: Từ S vẽ một chùm sáng được giới hạn bởi hai tia sáng SI1 và SI2 tới gương.
    • Bước 2: Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng, vẽ chùm tia sáng phản xạ được giới hạn bởi các tia sáng phản xạ I1R1 VÀ I2R2 tương ứng.
    • Bước 3: Tìm giao điểm S’ của chùm phản xạ bằng cách kéo dài các tia sáng phản xạ (biểu diễn bằng nét đứt). Các đường này cắt nhau tại S’. S’ là ảnh ảo của S.

Khi đặt mắt hứng chùm tia sáng phản xạ ta sẽ nhìn thấy ảnh S’ và có cảm giác như ánh sáng xuất phát từ S’ tới mắt ta.

2. Dựng ảnh của một vật qua gương phẳng

Dựa vào tính chất của ảnh.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 17: Ảnh của vật qua gương phẳng, kiến thức trọng tâm KHTN 7 kết nối bài 17: Ảnh của vật qua gương phẳng, Ôn tập KHTN 7 kết nối bài Ảnh của vật qua gương phẳng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác