Lý thuyết trọng tâm Địa lí 12 Kết nối bài 8: Đô thị hoá

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Địa lí 12 kết nối tri thức bài 8: Đô thị hoá. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 8. ĐÔ THỊ HÓA

Đô thị hóa là xu hướng phát triển tất yếu của thế giới. Năm 2021, tỉ lệ dân thành thị của thế giới là 56%; trong các châu lục, thấp nhất là châu Phi (44%) và cao nhất là châu Mỹ (hơn 80%). Vậy, đô thị hóa ở Việt Nam đạt mức độ nào, có đặc điểm gì và ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của nước ta?

I. Đặc điểm đô thị hoá ở Việt Nam

- Đô thị hoá gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá: 

+ Kinh tế phát triển, nhiều đô thị được đầu tư quy hoạch đồng bộ về cơ sở hạ tầng. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành cực tăng trưởng kinh tế và trung tâm đổi mới sáng tạo của cả nước.

+ Tỉ lệ dân thành thị giữa các vùng có sự khác biệt. Năm 2021, tỉ lệ dân thành thị của Đông Nam Bộ là 66,4%, Trung du và miền núi Bắc Bộ là 20,5%.

- Số lượng đô thị ngày càng mở rộng và thay đổi chức năng: 

+ Tổng số đô thị nước ta năm 2021 là 749 đô thị.

+ Các đô thị không chỉ có chức năng hành chính mà còn là trung tâm kinh tế, văn hoá, đổi mới sáng tạo có ý nghĩa thu hút đầu tư và lan toả sự phát triển đến các địa phương lân cận.

II. Mạng lưới đô thị Việt Nam

- Số lượng đô thị:

+ Mạng lưới đô thị Việt Nam bao gồm thành phố trực thuộc Trung ương (đơn vị hành chính cấp tỉnh); thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố và thị xã (đơn vị hành chính cấp huyện); thị trấn (đơn vị hành chính cấp xã). 

+ Bước sang thế kỉ XXI, tổng số đô thị tăng khá nhanh, trong đó số lượng thành phố tăng nhanh nhất.

- Phân loại đô thị:

+ Dựa trên các tiêu chí về vị trí, chức năng, vai trò, quy mô và mật độ dân số, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, cùng trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan, các đô thị ở Việt Nam được phân thành 6 loại: Đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV, và loại V.

+ Về phương diện quản lý:

  • Cấp Trung ương quản lý các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, và Cần Thơ.
  • Cấp tỉnh quản lý các thành phố trực thuộc tỉnh (đô thị loại I, loại II, loại III) và thị xã (đô thị loại III, loại IV).
  • Cấp huyện quản lý các thị trấn (đô thị loại IV, loại V).

III. Ảnh hưởng của đô thị hoá

1. Ảnh hưởng tích cực

Đô thị hoá kéo theo sự dịch chuyển lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ có năng suất cao hơn. Năng suất lao động cao là nhân tố quyết định phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống.

- Đô thị hoá là động lực phát triển kinh tế của cả nước và các địa phương. Năm 2021, mặc dù chỉ chiếm 36,2% số lao động đang làm việc của cả nước nhưng đô thị đóng góp tới 70% GDP, tạo nguồn thu chủ yếu cho ngân sách. Trình độ đô thị hoá càng cao, tỉ lệ lao động đô thị càng lớn thì đóng góp cho GDP càng nhiều, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh.

- Đô thị hoá sẽ tăng cường cơ sở hạ tầng kĩ thuật, xã hội, như: điện nước, đường sá, trường học, bệnh viện, hệ thống thông tin liên lạc, thương mại, ngân hàng, tài chính,... phục vụ tốt hơn cho sản xuất, kinh doanh và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

- Đô thị hoá nông thôn góp phần phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; lan toả và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị vào nông thôn; môi trường, cảnh quan nông thôn biến đổi theo hướng hiện đại hơn.

2. Tác động tiêu cực

Đô thị hoá diễn ra tự phát, không theo quy hoạch gây sức ép việc làm, quá tải về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật, nảy sinh các vấn đề an ninh xã hội và ô nhiễm môi trường,...


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Địa lí 12 KNTT bài 8: Đô thị hoá, kiến thức trọng tâm Địa lí 12 kết nối tri thức bài 8: Đô thị hoá, Ôn tập Địa lí 12 kết nối tri thức bài 8: Đô thị hoá

Bình luận

Giải bài tập những môn khác