Lý thuyết trọng tâm Địa lí 12 Kết nối bài 26: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Địa lí 12 kết nối tri thức bài 26: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 26. PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

Duyên hải Nam Trung Bộ là một bộ phận lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Khai thác tài nguyên sinh vật biển, giao thông vận tải biển, du lịch biển, khai thác khoáng sản biển là những ngành kinh tế biến quan trọng ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Vậy. Duyên hải Nam Trung Bộ có thế mạnh gì để phát triển các ngành kinh tế biển? Các ngành kinh tế biển của vùng có xu hướng phát triển như thế nào?

I. Khái quát

1. Vị trí và phạm vi lãnh thổ

- Vị trí địa lí: Duyên hải Nam Trung Bộ tiếp giáp với nước láng giềng Lào; giáp Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Phía đông có vùng biển rộng lớn với nhiều đảo và quần đảo có ý nghĩa quan trọng về kinh tế và quốc phòng an ninh. Là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và một số quốc gia Đông Nam Á tạo thuận lợi phát triển kinh tế theo hướng mở và đẩy mạnh hoạt động giao thương kinh tế với các quốc gia, vùng kinh tế khác.

- Phạm vi lãnh thổ: gồm 8 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.

2. Dân số

- Quy mô dân số vùng là gần 9,4 triệu người (năm 2021), tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 0,96%.

Mật độ dân số: 211 người/km².

Tỉ lệ dân thành thị chiếm hơn 40% tổng số dân.

Phân bố: dân cư tập trung ở vùng đồng bằng ven biển (phía đông) hơn vùng đồi núi (phía tây)

- Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều dân tộc cùng chung sống như: Kinh, Chăm, Cơ-tu, Hrê,...

II.  Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển các ngành kinh tế biển

1. Thế mạnh

a) Điều kiện tự nhiên

- Đường bờ biển dài, điều kiện khí hậu thuận lợi tạo nguồn hải sản phong phú. Duyên hải Nam Trung Bộ có trữ lượng hải sản lớn, nhiều loài có giá trị. Các ngư trường lớn như Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Nhiều diện tích mặt nước mặn, lợ và đầm phá, nguồn thức ăn phong phú, đa dạng.

Đường bờ biển dài, nhiều vịnh nước sâu, kinh gió.

Vùng biển có tiềm năng về dầu khí, dọc ven biển có tiềm năng để sản xuất muối và khai thác ti-tan, cát thuỷ tinh,....

Dọc bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp và các bán đảo có cảnh quan phong phú.

b) Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Người dân có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động kinh tế biển, đặc biệt là khai thác, nuôi trồng thuỷ sản và nghề làm muối.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật ngày càng đồng bộ và hoàn thiện.

- Nhiều chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế biển như: cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ phương tiện sản xuất cho ngư dân,...

2. Hạn chế

- Các thiên tai như bão, lũ, hạn hán,... làm ảnh hưởng đến phát triển các ngành kinh tế biển.

- Vấn đề ô nhiễm môi trường biển, suy giảm tài nguyên biển là thách thức cho phát triển kinh tế biển.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật ở một số khu vực còn hạn chế.

III. CÁC NGÀNH KINH TẾ BIỂN

1. Khai thác tài nguyên sinh vật biển

Khai thác hải sản:

+ Sản lượng khai thác tăng nhanh, chủ yếu là khai thác cá biển (cá ngừ đại dương).

+ Các tỉnh có hoạt động khai thác phát triển nhất: Bình Thuận, Bình Định, Quảng Ngãi,...

+ Đánh bắt xa bờ được đẩy mạnh, đầu tư tàu khai thác công suất lớn, trang thiết bị hiện đại.

Nuôi trồng hải sản:

+ Diện tích và sản lượng hải sản nuôi trồng chiếm tỉ trọng không nhiều, nhưng tập trung nhiều loài có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, đồi mồi, trai lấy ngọc,...

+ Các địa phương nuôi trồng hải sản nhiều nhất: Khánh Hoà, Phú Yên.

+ Đẩy mạnh theo hướng áp dụng công nghệ cao, nuôi trồng bền vững góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.

2. Giao thông vận tải biển

Hình thành nhiều cảng biển loại I, II, III và bến cảng nước sâu:

+ Cảng biển loại 1: Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hoà.

+ Bến cảng nước sâu: Dung Quất (Quảng Ngãi), Kỳ Hà (Quảng Nam),...

- Cảng Đà Nẵng trong tương lai sẽ trở thành cảng cửa ngõ quốc tế, đầu mối giao thông quan trọng của Hành lang kinh tế Đông – Tây. Cảng Vân Phong được quy hoạch thành cảng trung chuyển quốc tế lớn trong khu vực.

3. Du lịch biển

- Du lịch biển là thế mạnh nổi trội của Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Các loại hình du lịch biển được trú trọng phát triển là du lịch nghỉ dưỡng biển, khám phá tự nhiên, lễ hội biển.

- Các cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí ngày càng hiện đại.

- Hướng phát triển: xây dựng các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế, hướng tới phát triển du lịch bền vững.

- Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hoà), Quy Nhơn (Bình Định),... là những trung tâm du lịch biển lớn của cả nước, thu hút nhiều khách du lịch và quốc tế.

4. Khai thác khoáng sản biển

- Khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên: được tiến hành ở thềm lục địa Bình Thuận. Nhà máy lọc dầu Dung Quất (nhà máy lọc dầu đầu tiên ở nước ta) với công suất 6,5 triệu tấn/năm, đáp ứng 30% nhu cầu xăng, dầu của cả nước.

- Khai thác khoáng sản ti-tan, cát thuỷ tinh: phát triển ở một số khu vực ven biển các tỉnh Bình Định, Khánh Hoà,... cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu.

- Phát triển nghề làm muối: khu vực có những cánh đồng muối lớn nhất nước ta: Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận).

- Phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió và điện gió ngoài khơi. Một số nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam (Ninh Thuận), nhà máy điện gió Phong Điện 1 (Bình Thuận),...

IV. Hướng phát triển kinh tế biển

- Phát triển mạnh kinh tế biển kết hợp với đảm bảo an ninh quốc phòng trên biển, nhất là các ngành như du lịch và dịch vụ biển; kinh tế hàng hải; khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác,...

- Mở rộng và xây dựng trung tâm lọc, hoá dầu và năng lượng quốc gia tại khu kinh tế Dung Quất; hình thành một số trung tâm năng lượng tái tạo lớn, đặc biệt là điện gió và điện gió ngoài khơi.

- Phân bố không gian công nghiệp theo các hành lang kinh tế ven biển gắn với các cảng biển, các tuyến đường hành lang kinh tế Đông – Tây, các đường quốc lộ kết nối với Tây Nguyên.

- Nghiên cứu cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả các khu kinh tế ven biển.

- Phát triển các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá kết hợp với quốc phòng an ninh. Phát triển Duyên hải Nam Trung Bộ trở thành khu vực trọng điểm du lịch của cả nước. Đẩy mạnh phát triển các trung tâm logistics gắn với các cảng biển,...


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Địa lí 12 KNTT bài 26: Phát triển kinh tế biển ở, kiến thức trọng tâm Địa lí 12 kết nối tri thức bài 26: Phát triển kinh tế biển ở, Ôn tập Địa lí 12 kết nối tri thức bài 26: Phát triển kinh tế biển ở

Bình luận

Giải bài tập những môn khác