Lý thuyết trọng tâm Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Kết nối bài 2: Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân
Tổng hợp kiến thức trọng tâm Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức bài 2: Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 2: CƠ CẤU HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN
A - MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Mô tả được hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam.
- Nhận ra, giải thích được các thời điểm có sự phân luồng và cơ hội lựa chọn nghề nghiệp kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục.
- Hiểu được sau khi kết thúc THCS có những hướng đi nào liên quan tới nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
I. Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam
Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam bao gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên, cụ thể như sau:
– Giáo dục mầm non.
– Giáo dục phổ thông.
– Giáo dục nghề nghiệp.
– Giáo dục đại học.
– Giáo dục thường xuyên dành cho người ở các lứa tuổi và trình độ, có thể học tập, phát triển năng lực chuyên môn, tự tạo việc làm hoặc chuyển đổi ngành, nghề phù hợp.
II. Phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân
– Phân luồng trong giáo dục là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục, tạo điều kiện để HS tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tiếp tục học ở cấp học, trình độ cao hơn hoặc theo học giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội, góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.
– Giáo dục phổ thông có hai thời điểm phân luồng: (1) Sau tốt nghiệp trung học cơ sở; (2) Sau tốt nghiệp trung học phổ thông.
+ Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, HS có 3 hướng đi để lựa chọn:
(1) Vào học tại các trường trung học phổ thông (công lập hoặc tư thục);
(2) Vào học các nghề nghiệp trình độ sơ cấp, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; (3) Vừa học tại các cơ sở giáo dục thường xuyên, vừa tham gia lao động phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân.
III. Cơ hội lựa chọn nghề nghiệp kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục
Cơ hội lựa chọn nghề nghiệp kĩ thuật, công nghệ của HS có thể thực hiện ở cả hai thời điểm phân luồng.
+ Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, HS có thể lựa chọn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đào tạo các nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ trình độ sơ cấp và trung cấp. HS cũng có thể lựa chọn vào học tại các cơ sở giáo dục thường xuyên để vừa học chương trình giáo dục trung học phổ thông, vừa học các nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ trình độ sơ cấp.
+ Đối với HS tốt nghiệp trung học phổ thông, các em có thể lựa chọn học các nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, chương trình đào tạo nghề nghiệp khác đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất và dịch vụ, trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục đại học.
IV. Những hướng đi liên quan tới nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sau tốt nghiệp trung học cơ sở
1. Các trình độ trong nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ được đào tạo với nhiều trình độ như sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, và tiến sĩ. Một số ngành đào tạo thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ có đào tạo từ trình độ trung cấp đến tiến sĩ.
2. Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, HS có thể lựa chọn theo ba hướng đi liên quan đến lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sau:
(1) Theo học các ngành thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ các trình độ sơ cấp, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đào tạo.
(2) Theo học tại các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên để vừa học chương trình trung học phổ thông kết hợp với học một nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
(3) Tiếp tục học trung học phổ thông và định hướng lựa chọn các môn học liên quan đến lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp KNTT bài 2: Cơ cấu hệ thống giáo dục, kiến thức trọng tâm Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức bài 2: Cơ cấu hệ thống giáo dục, Ôn tập Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức bài 2: Cơ cấu hệ thống giáo dục
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận