Lý thuyết trọng tâm Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều bài: Ôn tập
Tổng hợp kiến thức trọng tâm Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp cánh diều bài: Ôn tập. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
ÔN TẬP
A - MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Hệ thống hoá lại kiến thức về định hướng nghề nghiệp:
+ Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
+ Giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân,
+ Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam.
+ Lí thuyết cơ bản và lựa chọn nghề nghiệp.
+ Lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
+ Dự án: đánh giá mức độ phù hợp với ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
1. Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật
Nghề nghiệp là tập hợp các công việc trong một lĩnh vực hoạt động lao động, được xã hội công nhận và thường gắn bó lâu dài với mỗi người. Người lao động nhờ được đào tạo mà có năng lực và phẩm chất để tạo ra sản phẩm vật chất hoặc tinh thần phục vụ cho đời sống cá nhân, gia đình và xã hội.
Nghề nghiệp giúp tạo ra nguồn thu nhập đảm bảo ổn định và phát triển cuộc sống, tạo ra của cải vật chất và tinh thần, góp phần phát triển xã hội.
Đặc điểm chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ là: sản phẩm đa dạng và liên tục đổi mới; thường sử dụng công cụ lao động; có yếu tố ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người lao động.
Một số yêu cầu chung của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ là: yêu cầu về năng lực như trình độ chuyên môn, làm việc độc lập, làm việc nhóm, sáng tạo, tự học, đủ sức khỏe để hoàn thành công việc, không mắc những bệnh ảnh hưởng đến quá trình làm việc,... : yêu cầu về phẩm chất như chấp hành kỉ luật, làm việc trách nhiệm, đúng quy trình, cần cù, chăm chỉ, có ý thức học tập và rèn luyện...
2. Giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân
Cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam bao gồm: Giáo dục mầm non (gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo); Giáo dục phổ thông (gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông); Giáo dục nghề nghiệp đào tạo các trình độ trung cấp và cao đẳng; Giáo dục đại học đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ; Giáo dục thường xuyên.
Hệ thống giáo dục tao cơ hội cho người học trong việc lựa chọn nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ ở cả hai thời điểm phân luồng: sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở có những hướng đi liên quan tới nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ là: học tiếp trung học phổ thông; học chương trình đào tạo trình độ trung cấp hoặc tham gia vào lao động sản xuất ở các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghiệp.
3. Thị trường, lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam
Thị trường lao động là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hóa “sức lao động” giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua các hoạt động tuyển dụng, thỏa thuận về tiền lương và các điều kiện ràng buộc khác
Các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường lao động là: sự tiến bộ của khoa học, kĩ thuật và công nghệ; sử chuyển dịch cơ cấu lĩnh vực nghề nghiệp; nguồn lao động; nhu cầu lao động
Thị trường lao động có vai trò định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ: giúp người học lựa chọn ngành nghề, trình độ đào tạo phù hợp; giúp cơ sở đào tạo phát triển chương trình đào tạo các ngành nghề và giúp người lao động có cơ hội được tuyển dụng vào vị trí làm việc phù hợp
Những vấn đề cơ bản của thị trường lao động Việt Nam: xu hướng tuyển dụng lao động được đào tạo, có kinh nghiệm; xu hướng cung lớn hơn cầu; chất lượng lao động còn thấp, phân bổ nguồn lao động không đồng đều
Tìm kiếm thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ có thể thực hiện theo các bước: xác định mục tiêu tìm kiếm; xác định nguồn thông tin để tìm kiếm; xác định công cụ tìm kiếm; tiến hành tìm kiếm thông tin.
4. Lí thuyết cơ bản về lựa chọn nghề nghiệp
Lí thuyết cây nghề nghiệp chỉ ra rằng cơ sở để lựa chọn nghề nghiệp là khả năng, sở thích, cá tính và giá trị nghề nghiệp của mỗi người. Vì vậy, việc đầu tiên cần làm khi lựa chọn nghề nghiệp là phải nhận thức đầy đủ về bản thân để chọn nghề cho phù hợp
Lí thuyết mật mã Holland cho thấy mỗi người có một tính cách nổi trội, phù hợp với một số nghề nghiệp nhất định. Nếu chọn được công việc phù hợp với tính cách của mình thì bản thân sẽ có nhiều niềm vui, dễ phát triển và thành công trong nghề nghiệp.
5. Lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ
Quy trình lựa chọn nghề nghiệp bao gồm các bước: đánh giá bản thân, tìm hiểu thị trường lao động, ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp. Trong đó, đánh giá bản thân là bước đầu tiên và quan trọng nhất vì để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, trước tiên cần tìm hiểu để biết được năng lực, sở thích, tính cách của bản thân.
Các yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ bao gồm các yếu tố chủ quan như: năng lực, sở thích của bản thân… và các yếu tố khách quan như: bối cảnh gia đình, nhu cầu xã hội, nhà trường, bạn bè…
6. Dự án: Đánh giá mức độ phù hợp với ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp CD bài: Ôn tập, kiến thức trọng tâm Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp cánh diều bài: Ôn tập, Ôn tập Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp cánh diều bài: Ôn tập
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận