Lập dàn ý chi tiết cho bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (tự chọn) theo những gợi ý ở phần Viết.

Văn mẫu 11 kết nối tri thức đề bài: Lập dàn ý chi tiết cho bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (tự chọn) theo những gợi ý ở phần Viết.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Bài tham khảo 1:

I. Mở bài:

Giới thiệu về bạo lực học đường.

- Là vấn nạn hiện nay trong xã hội

- Tình trạng ngày càng lan rộng hơn đặc biệt trong thời đại công nghệ số

II. Thân bài:

1. Giải thích vấn đề

- Là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.

- Hiện nay nó có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.

2. Hiện trạng.

- Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.

- Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.

- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.

- Lập các nhóm đánh nhau, đánh hội đồng

- Bạo lực không chỉ do học sinh mà có những thầy cô đã đẩy vấn đề này càng một nặng nề hơn

3. Nguyên nhân

- Xảy ra vì những lí do rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp...

- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.

- Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng...).

- Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình.

- Sự giáo dục trong nhà trường: Nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”.

- Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.

4. Hậu quả

- Với nạn nhân:

  • Tổn thương về thể xác và tinh thần.
  • Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại.
  • Tạo tính bất ổn trong xã hội: Tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.

- Người gây ra bạo lực:

  • Con người phát triển không toàn diện
  • Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.
  • Làm hỏng tương lai chính mình, gây nguy hại cho xã hội.
  • Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.

5. Giải pháp

- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: Cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức về lỗi lầm mình đã gây ra, trực tiếp dùng hành động để sửa chữa sai lầm của mình.

- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.

- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.

6. Đưa ra bài học cho bản thân

- Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.

- Khẳng định đây là hành vi không tốt và không nên có trong xã hội

- Bản thân cần tránh xa hành vi này.

Bài tham khảo 2:

I. Mở bài

Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. Thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.

II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường

1. Thế nào là bạo lực học đường:

  • Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.
  • Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.
  • Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Hành vi này càng ngày càng phổ biến.

2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:

  • Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.
  • Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.
  • Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.
  • Thầy cô xúc phạm đến học sinh.
  • Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh.

3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:

  • Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.
  • Chưa có sự quan tâm từ gia đình.
  • Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.
  • Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.
  • Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.

4. Hậu quả của bạo lực học đường:

a. Với người bị bạo lực:

  • Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.
  • Làm cho gia đình họ bị đau thương.
  • Làm cho xã hội bất ổn.

b. Với người gây ra bạo lực:

  • Phát triển không toàn diện.
  • Mọi người chê trách.
  • Mất hết tương lai, sự nghiệp.

5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:

  • Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất.
  • Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.
  • Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.

  • Đây là một hành vi không tốt.
  • Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này.

Bài tham khảo 3:

- Giải thích:

  • Thực tế là gì? Thực tế là trạng thái của những điều thực sự tồn tại - hiện thực
  • "Chấp nhận thực tế": là biết chấp nhận hiện thực, chấp nhận tình trạng của thực tại và sống hoà hợp với thực tại.
  • "Tin vào chính mình" là tin tưởng vào khả năng và sự lựa chọn của bản thân.

- Phân tích, chứng minh:

  • Vì cuộc sống luôn chứa đựng những điều bất ngờ không thể biết trước, không ngoại trừ những điều không như mong muốn có thể xảy đến với chúng ta. Ví dụ như khi ta không thể vượt qua những khó khăn, nghịch cảnh, khả năng của bản thân có giới hạn,... thì nên chấp nhận hiện tại. Bởi vì khi ta chấp nhận thực tại thì ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và đủ tỉnh táo để tìm một định hướng mới cho bản thân.
  • "Tin vào chính mình" là tin vào nghị lực, tài năng, lòng can đảm và sức mạnh tiềm ẩn bên trong con người. Đó là cách tốt nhất để con người vực lại chính bản thân mình sau những khó khăn, vấp ngã.

- Bình luận:

Nếu không "chấp nhận hiện thực và tin vào chính mình" thì sau những vấp ngã, lỗi lầm, ta sẽ dễ rơi vào trạng thái trách móc, mất niềm tin vào bản thân, cảm thấy bản thân vô dụng và tồi tệ. Không những thế, không biết "chấp nhận hiện thực" còn tạo nên lối sống thiếu thực tế, hình thành thói quen đổi lỗi cho người khác, không sẵn sàng chịu trách nhiệm với bản thân. Đồng thời, phải hiểu rằng chấp nhận thực tế không có nghĩa là buông xuôi.

- Bài học và liên hệ bản thân:

"chấp nhận thực tế và tin tưởng chính mình" là cách để bản thân luôn vui vẻ, hạnh phúc và trưởng thành.

Bài tham khảo 4: 

1. Mở bài

- Cuộc sống không phải lúc nào cũng êm xuôi tốt đẹp mà còn có những thời điểm đầy rẫy những khó khăn bủa vây. Để có thể vượt qua và vươn lên những nghịch cảnh hướng tới điều tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn thì mỗi người cần phải có chỗ mình một bản lĩnh sống.

2. Thân bài

- Giải thích:
+ Bản lĩnh là sống vững vàng trước sóng gió, dám đương đầu với mọi khó khăn, thử thách không chùn bước hay lo sợ.
+ Người sống bản lĩnh là người kiên cường, dám nghĩ, dám làm và tin vào khả năng của chính mình.

- Các biểu hiện:
+ Gặp thất bại, có người chán nản, buông xuôi
+ Cố gắng vươn đến những thành quả
+ Lối sống có trách nhiệm, biết phê phán những hành vi xấu, tiêu cực
+ Tinh thần sống có ước mơ, có lí tưởng
+ Rời xa trước cám dỗ

- Ý nghĩa của sống có bản lĩnh:
+ Khi sống bản lĩnh, sẽ dễ dàng thành công hơn
+ Khẳng định được vị trí của bản thân trong các mối quan hệ xã hội
+ Mang lại cho những người thân, mọi người xung quanh niềm tin tưởng
+ Giữ được nhân cách cao quý trong mọi hoàn cảnh

- Muốn trau dồi bản lĩnh nhất thiết phải rèn luyện từng ngày
- Mở rộng vấn đề:
+ Phê phán lối sống thiếu bản lĩnh.
+ Là học sinh, cần có bản lĩnh thật tốt để học tập và rèn luyện một cách tốt nhất.

3. Kết bài

Khó khăn trau dồi cho ta bản lĩnh, bản lĩnh giúp ta vượt qua mọi khó khăn, vì vậy hãy sống thật có ích, sống và cống hiến, sống với niềm tin và lòng quyết tâm sắt đá.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 4 Củng cố, mở rộng, soạn văn mẫu 11 sách KN bài 4 Củng cố, mở rộng, văn mẫu 11 Kết nối bài Lập dàn ý chi tiết cho bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (tự chọn) theo những gợi ý ở phần Viết.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác