Kể lại truyền thuyết “Thánh Gióng”
Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 6 bộ sách cánh diều. Tất cả các bài văn đều được đội ngũ giáo viên Tech12h biên soạn giúp các em học sinh cũng như phụ huynh có thêm sự tham khảo. Nếu muốn xem đầy đủ các bài, bạn đọc hãy gõ "văn mẫu 6 sách cánh diều tech12h". Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Kể lại truyền thuyết “Thánh Gióng”.
Câu chuyện ấy xảy ra từ đời Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng, có hai ông bà già nổi tiếng là sống phúc đức. Hai ông bà rất mong có một đứa con. Thế rồi, một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử. Không ngờ về nhà bà mang thai.
Mãi tận 12 tháng sau bà mới sinh được một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng rỡ vô cùng. Nhưng kì lạ hơn nữa là đứa trẻ đã lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.
Bấy giờ giặc Ân sang xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua liền hạ lệnh cho sứ giả đi rao tìm người tài để đánh giặc cứu nước. Đứa trẻ con của ông bà lão nghe thấy liền nói với mẹ: “Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!”. Cha mẹ của cậu vô cùng kinh ngạc, mừng rỡ xen lẫn cả lo lắng. Suốt bao lâu con chẳng nói chẳng cười, bỗng nhiên lại nói như một người lớn. Sứ giả bước vào, thấy vậy, bà con hàng xóm cũng sang nghe ngóng. Cậu bé liền bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả và bà con hàng xóm thực sự kinh ngạc. Không ai có thể ngờ một đứa trẻ mới ba tuổi mà nói năng như người lớn, khí phách hơn người. Chắc hẳn đây phải là một người phi thường. Sứ giả mừng rỡ, vội vàng về tâu với nhà vua. Từ hôm ấy, cái ngày mà cậu bé cất lời nói đầu tiên, cả làng đều góp gạo nuôi chú bé, mong sao chú chóng lớn để đánh giặc cứu nước nhà. Chú bé cứ thế mà lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng chẳng no, áo mới may đã đứt chỉ.
Thế giặc đến núi Trâu, dân chúng ai nấy đều sợ và chạy nháo nhác. Đúng lúc ấy, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt tới. Chú bé vươn vai một cái biến thành một tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên, vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc. Tráng sĩ đánh hết lớp giặc này đến lớp giặc khác. Bỗng nhiên, roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ mấy bụi tre bên đường quật tan quân thù.
Đánh giặc xong, tráng sĩ một mình một ngựa, lên đỉnh núi Sóc, cởi bỏ áo giáp sắt rồi bay về trời.
Cha mẹ biết tin tráng sĩ đã đánh tan giặc, vô cùng mừng rỡ, phần vì giặc tan, nhưng phần nhiều vì con mình vậy là sẽ bình an trở về. Nhưng tráng sĩ đã bay về trời, hai ông bà chỉ còn biết phải để con mình trở lại nơi thần thánh đã đưa con xuống. Ông bà hiểu, cậu bé mang nặng mười hai tháng mới đẻ, ba năm không biết nói ấy mang trong mình sứ mệnh cao cả cứu cả đất nước, cả dân tộc.
Nhà vua biết tin, cảm tạ công lao của tráng sĩ, phong là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ ngay tại quê nhà; đồng thời làm yên lòng đấng sinh thành, dưỡng dục Phù Đổng Thiên Vương. Ngày nay, ở phía Gia Bình, người ta vẫn bảo nhau rằng, những cây tre màu ngà ấy là do ngựa của thánh Gióng phun lửa bị cháy mà thành. Đó quả là vết tích về một huyền sử hùng tráng của dân tộc Việt.
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận