[Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 8: Bài tập tiếng Việt
Giải SBT ngữ văn 6 bài 8: Bài tập tiếng Việt sách "Cánh diều". Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Câu 1. (Bài tập 2, SGK) Đọc các câu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Đại dương bao quanh lục địa. Rồi mạng lưới sông ngòi chẳng chịt. Lại có những hố nằm sâu trong đất liền lớn chẳng kém gì biển cả.” (Khan hiếm nước ngọt).
a) Xếp các từ in nghiêng vào hai nhóm: từ thuần Việt, từ Hán Việt.
b) Xếp các từ thuần Việt, Hán Việt thành các cặp đồng nghĩa.
c) Tìm thêm hoặc đặt câu có sử dụng một trong các từ đại dương, lục địa.
Trả lời:
- a) thuần Việt: đất liền, biển cả; Hán Việt: đại dương, lục địa
- b) Đồng nghĩa: đại dương và biển cả; lục địa và đất liền
- c) Nơi đại dương xa xôi mênh mông và thăm thẳm kia có biết boa điều mới lạ mà chúng ta chưa thể khám phá hết.
Câu 2. (Bài tập 3, SGK) Phân tích văn bản Khan hiếm nước ngọt:
a) Chủ đề của văn bản là gì?
b) Xác định các đoạn văn và chủ đề của mỗi đoạn như thế nào?
c) Nội dung các đoạn văn phục vụ cho chủ đề của văn bản như thế nào?
d) Dựa vào hiểu biết về các phép liên kết đã học ở tiểu học, hãy chỉ ra và phân tích một phép liên kết cầu ở một đoạn văn trong văn bản.
Trả lời:
- a) Chủ đề văn bản: sự khan hiếm nước ngọt.
- b) Chủ đề từng đoạn: Đoạn 1: Bác bỏ quan điểm con người sẽ không bao giờ thiếu nước. ; Đoạn 2: Bề mặt Trái đất đa phần là nước mặn, phần mà con người chúng ta không sử dụng được. ; Đoạn 3: tình trạng khan hiếm đã và đang xảy ra với 2 tỉ người trên toàn thế giới và những tác hại của nó đem lại. ; Đoạn 4: Nói về sự phân bố không đồng đều cảu nguồn nước ngọt dùng được. ; Đoạn 5: tổng kết vấn đề.
- c) Nội dung của các đoạn văn nói về các khía cạnh khác nhau xoay quanh chủ đề chính muốn bàn tới là Khan hiếm nước ngọt. Mỗi đoạn bàn tới một mảng vấn đề khác nhau để rồi kết lại vấn đề rằng chúng ta cần tiết kiệm nước ngọt hơn nữa để cho bản thân trong tương lai và cho thế hệ sau này.
- d) Ở đoạn cuối của văn bản, Tác gải chỉ ra rằng nguồn nước khan hiếm, quá trình tạo ra nước ngọt tốn kém, vì vậy hãy sử dụng tài nguyên này một cách hợp lý.
Câu 3. Đọc đoạn văn thứ nhất trong văn bản Khan hiếm nước ngọt và cho biết: Trong câu thứ hai, thứ ba, thứ tư, những từ nào tuy không trực tiếp chỉ nước nhưng liên tưởng đến nước? Các từ đó có tác dụng như thế nào đối với việc liên kết câu chứa chúng với câu đứng trước?
Trả lời:
- Những từ không trực tiếp chỉ nước nhưng liên tưởng đến nước: đại dương, sôn ngòi, hồ
- Các từ đó góp phần tạo sự liên kết trong văn bản, giúp người đọc cảm nhận được mạch ý xuyên suốt tác phẩm, không bị đi lệch khỏi chủ đề ban đầu.
Câu 4. Đọc và đặt nhan để phù hợp cho văn bản sau:
Người mẹ đi chợ về, mệt mỏi xách giỏ vào bếp. Đón chị là cậu con trai lên tám, đang háo hức muốn mách ngay cho mẹ biết ở nhà cậu em đã làm chuyện gì.
— Mẹ ơi, khi con ra ngoài chơi còn bố nghe điện thoại, em đã lấy bút chỉ màu vẽ lên tường, ngay chỗ mới sơn lại...
Người mẹ thốt lên tiếng rên rỉ: “Trời ơi!” rồi lập tức buông giỏ và bước qua phòng bên, nơi cậu con trai út đang sợ hãi trốn trong phòng... Lòng bực tức, chị tuôn một tràng giáo huấn vê công sức, tiên bạc đã đồ ra để sơn lại tường. Rồi chị lao đến chỗ thằng bé đang sợ sệt lẫy thân mình che tác phẩm của nó.
Mắt chị bỗng nhoà đi khi nhìn lên chỗ tường con vẽ. Những gì chị thấy như một mũi lên xuyên thấu lòng chị: Dòng chữ “Con Vêu Mẹ ” được viết nắn nót và được viên ngoài cần thận bằng hình một trái tim nguệch ngoạc nhưng rất ngộ nghĩnh, dễ thương.
Trả lời:
- Nhan đề: Tình cảm của bé con.
Câu 5. (Bài tập 5, SGK) Đọc các đoạn văn sau và tìm câu chủ đề của mỗi đoạn.
a) Chăm sóc vật nuôi sẽ giúp trẻ có một cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu về hậu quả. Khi các thú cưng không được chăm sóc tốt, kết quả sẽ thấy rõ ràng trong thực tế. Ví dụ: Nếu cá không được cho ăn, cá sẽ chết; nếu chó không vận động, chó sẽ bị cuồng chân; khi chuông của một con chuột lang không được cọ rửa thì nó sẽ có mùi khó chịu;...
b) Động vật không xa lạ với cuộc sống con người, gần như mỗi chúng ta đều từng có những kí tức tuổi thơ tươi đẹp gần gũi với động vật và thiên nhiên. [...] Hẳn nhiều người đều từng dành hàng giờ nhìn lũ kiến “hành quân ” tha mồi về tổ hay buộc chỉ vào chân cảnh cam làm cảnh diễu thả chơi. Những loài động vật bé nhỏ đã nuôi dưỡng biết bao tâm hồn trẻ thơ, vẽ nên những bức tranh kí ức về thời ấu thơ tươi đẹp.
c) Vào kì nghỉ hè, nhiều trẻ em mong ngóng được về quê chơi. Buổi sáng tỉnh mơ, gù trông gáy vang ò ô ö gọi xóm làng thức dậy, lũ chỉm chích đùa vui trên cành cây, đàn bỏ chậm rãi ra đồng làm việc. Người nông dân ra bờ sông cất vỏ, được mẻ tôm, mẻ cá nào lại đem về chế biến thành những món ăn thanh đạm của thôn quê. Vì vậy, khó mà tưởng tượng được rằng nêu không có động vật thì cuộc sống của con người sẽ ra sao.
Trả lời:
- a) Đoạn văn này có câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn văn: " Chăm sóc vật nuôi sẽ giúp trẻ có một cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu về hậu quả."
- b) Đoạn văn này có câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn văn: " Động vật không xa lạ với cuộc sống con người, gần như mỗi chúng ta đều từng có những kí tức tuổi thơ tươi đẹp gần gũi với động vật và thiên nhiên"
- c) Đoạn văn này có câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn văn: "Vào kì nghỉ hè, nhiều trẻ em mong ngóng được về quê chơi."
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận