[Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 7: Bài tập tiếng Việt

Giải SBT ngữ văn 6 bài 7: Bài tập tiếng Việt sách "Cánh diều". Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

Câu 1:  (Bài tập 3, SGK) Các từ láy trong khổ thơ sau giúp em hình dung chú bé Lượm như thế nào?

Chú bé loắt choắt

Cải xắc xinh xinh

Cải chân thoăn thoắt

Cái đâu nghênh nghênh. 

(Tô Hữu)

Trả lời: 

  • Các từ láy loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh giúp em hình dung hình ảnh chú Lượm là một cậu bé có thân hình nhỏ bé và nhanh nhẹn, rất tinh nghịch, lạc quan và yêu đời. 

Câu 2: (Bài tập 4, SGK) Trong những câu thơ dưới đây, các từ ngữ in đậm chỉ ai, chỉ cái gì, việc gì? Giữa sự vật, sự việc mà các từ ngữ ấy biêu thị với sự vật, sự việc mà các từ ngữ ấy hàm ý có mối liên hệ như thế nào? Cách diễn đạt này có tác dụng gì?

a) Bàn tay mẹ chắn mưa sa

 Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng. [...]

Bàn tay mẹ thức một đời

À ơi này cái Mặt Trời bé con. 

 (Bình Nguyên)

b) Ngày Huế đổ máu 

Chú Hà Nội về 

Tình cờ chú, cháu

Gặp nhau Hàng Bè. 

c) Vì lợi ích mười năm phải trồng Cây

    Vì lợi ích trăm năm phải trồng người.

Trả lời: 

  • Cụm từ bàn tay mẹ là hoán dụ chỉ người mẹ, đổ máu ám chỉ chiến tranh. Mười năm chỉ thời gian trước mắt, trăm năm biểu thị thời gian lâu dài. 
  • Mối quan hệ: bàn tay mẹ là một bộ phận thuộc cơ thể của người mẹ; Đổ máu là một trong những kết quả tất yếu của chiến tranh, Mười năm là quãng thời gian đủ để những cái cây phát triển và trưởng thành, Trăm năm là thời gian ước định của một đời người. 
  • Tác dụng của phép hoán dụ: làm tăng tính gợi hình gợi cảm cho diễn đạt. Hình ảnh bàn tay vất vả làm tăng tình cảm được thể hiện trong bài thơ, đổ máu để cho thấy sự khốc liệt của chiến tranh, mười năm và trăm năm đều là quãng thời gian phát triển được đạt cạnh nhau để cho thấy rõ lợi ích và tâm quan trọng của việc giáo dục con người. 

Câu 3: Tìm biện pháp tu từ hoán dụ trong những câu sau. Chỉ ra môi quan hệ giữa các sự vật, sự việc được biêu thị trong mỗi hoán dụ đó. Nêu tác dụng của các hoán dụ đối với việc miêu tả sự vật, sự việc. :

a) Bàn tay ta làm nên tất cả 

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

(Hoàng Trung Thông).

b) Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

c) Những bàn chân từ than bụi lầy bùn 

Đã bước dưới mặt trời cách mạng.

d) Quanh Hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê 

Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ.

Trả lời: 

  • Quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng: Bàn tay biểu thị cho sức lao động.
  • Quan hệ giữa dấu hiệu về sự vật và sự vật: Áo nâu biểu thị cho nông dân chốn nông thôn, áo xanh biểu thị cho công nhân nơi thành thị.
  • Quan hệ giữa vật chứa và vật bị chứa: Ở nông thôn có nông dân, ở thị thành có người dân thành thị.
  • Quan hệ giữa bộ phận và chỉnh thể: Bàn chân biểu thị cho con người.
  • Quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng: Chuyện Vua Lê ở đây nhắc đến việc giết giặc, cứu nước.

- Nêu tác dụng của phép hoán dụ đối với việc miêu tả sự vật, sự việc:

  • Làm cho nội dung được diễn đạt từ những cái chung chung, trừu tượng trở nên cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu hơn.
  • Cung cấp thông tin bổ sung về sự vật, hiện tượng; qua đó thể hiện rõ hơn ý nghĩa mà tác giả muốn biểu đạt. 

Câu 4: Hãy diễn đạt lại nội dung của câu sau theo cách thông thường (không dân hoán dụ). So sánh hai cách diễn đạt; qua đó, chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ đối với việc miêu tả sự vật, hiện tượng. 

Nếu muốn mang vòng nguyệt quế, ít ra anh cũng phải có một cái đầu.

Trả lời: 

  • Nếu muốn có được sự vinh quang, ít nhất anh phải có được tư duy thông minh. 
  • Tác dụng: Phép hoán dụ làm tăng giá trị của câu nói, bàng cách diễn đạt này, người đọc sẽ phải suy nghĩ mới hiểu được ý nghĩa của câu nói. 

Câu 5: (Bài tập 5, SGK) Ghép thành ngữ ở cột bên trái với nghĩa tương ứng ở cột bên phải. Nếu tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ ở các thành ngữ này.

Trả lời: 

Câu 6: Giải thích ngắn gọn nghĩa của các thành ngữ là hoán dụ: củi quế gạo châu, đổ mồ hôi sôi nước mắt, chém to kho mặn, tóc bạc da mồi.

Trả lời: 

  • Củi quế gạo châu: chỉ thời điểm mà những thức ăn đồ dùng hàng ngày cũng trở nên vô cùng đắt đỏ. (củi quý như vỏ quế, gạo đắt như châu(ngọc))
  • Đổ mồ hôi sôi nước mắt: Làm lụng vất vả cực nhọc bằng chính công sức của bản thân mình để được cái gì đó. 
  • Chém to kho mặn: Chỉ những người có lối sông đơn giản và có phần thô kệch vụng về, chỉ làm được những thứ xốc vác và việc nặng chứ không có sự tỉ mỉ tinh tế. 
  • Tóc bạc da mồi: chỉ những người đã bước đến tuổi già, da và tóc cùng những bộ phận khác trên cơ thể bắt đầu lão hóa. 
Từ khóa tìm kiếm: Giải sách bài tập ngữ văn lớp 6 cánh diều, sách bài tập văn 6 sách chân trời sáng tạo, giải SBT ngữ văn 6 tập 2 sách cánh diều, bài 7: Bài tập tiếng Việt sách bài tập ngữ văn 6 tập 2 cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều