[Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 8: Đọc hiểu - Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật

Giải SBT ngữ văn 6 bài 8: Đọc hiểu - Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật sách "Cánh diều". Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

Câu 1:  Chọn các điểm cần chú ý khi đọc văn bản nghị luận: 

A. Nhan đề thường cho biết nội dung, đề tài của bài viết. 

B. Phân tích bối cảnh (địa điểm, thời gian) và đặc điểm nhân lể những phương diện nào (hình dáng, ngôn ngữ, hành động,...). 

C. Người viết định báo vệ hay phản đối, bác bỏ điều gì? Để bảo vệ ý kiến đó, người viết đã nêu lên những lí lẽ và bằng chứng nào?

D. Vấn đề bài viết nêu lên có liên quan gì đến cuộc sống "chính mình?"

Trả lời: 

Đáp án: C. Người viết định báo vệ hay phản đối, bác bỏ điều gì? Để bảo vệ ý kiến đó, người viết đã nêu lên những lí lẽ và bằng chứng nào?

Câu 2:  (Câu hỏi 2, SGK) Theo tác giả, tại sao chúng ta phải đối xử thân thiện với  động vật? Dẫn ra một lí lẽ có trong văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện đối với động vật? mà em cho là quan trọng nhất. 

 Trả lời: 

  • Tác gải cho rằng: "mỗi loài động vật tồn tại trên Trái Đất đều là kết quả của tạo hóa trong hàng tỉ năm và tác dụng cảu chúng trong tự nhiên là không thể thay thế. Mỗi loài động vật đều có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đối với con người; neus mất đi bất kì một loài nào cũng có thể tạo ra một vết khuyết trong hệ sinh thái là môi trường sinh tồn của con người. 
  • Nếu thực sự là chủ nhân của muôn loài, chúng ta phải thay đổi, phải bảo vệ ngôi nhà chung của Trái Đất, để động vật cũng cố quyền được sống giống như con người. 

Câu 3:  (Câu hỏi 3, SGK) Tác giá đã thể hiện thái độ như thế nào trước việc con người đối xử không thân thiện với động vật? Thái độ ấy thể hiện rõ nhất ở câu văn nào trong văn bản?

Trả lời: 

  • Tác giả trong văn bản đã thể hiện thái độ phản đối đối với những người đối xử không thân thiện hoặc thậm chí có hành vi ngược đãi giết hại động vật.  
  • Thái độ phản đối thể hiện rõ nhất ở đoạn: " Trong hơn một thế kỉ trở lại đây, dân số thế giới ngày càng tăng, trong khi số lượng các loài động vật ngày một giảm đi rõ rệt. Môi trường sống của động vật bị con người chiếm lĩnh, phá hoại, không ít loài đã hoặc đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng hoàn toàn. Nhiều loài thâm chí thưỡng uyên bị con người ngược đãi. 

Câu 4:  Mục đích của bài viết này là gì? Theo em, các lí lẽ và bằng chứng đã nêu lên trong bài viết có làm rõ được mục đích của tác giả không?

Trả lời: 

  • Mục đích cảu bài biết này là khuyến khích mọi người hãy đối xử với động vật một cách thân thiện hơn, không ngược đãi hay giết hại chúng. 
  • Theo em, các lí lẽ và bằng chứng có làm rõ mục đích của tác giả. 

Câu 5: Chỉ ra một số từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn sau:

Mỗi loài động vật tồn tại trên Trái Đất đêu là kết quả của tạo hoá trong hàng tỉ năm và tác dụng của chúng trong tự nhiên là không thể thay thế. Mỗi loài động vật đều có quan hệ trực tiêp hoặc gián tiếp đối với con người; nếu mất đi bất kì một loài nào cũng có thể tạo ra một vết khuyết trong hệ sinh thái là môi trường sinh tồn của con người. 

Trả lời:

  • Từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn: động vật, Trái Đất, kết quả, tạo hóa, tác dụng, tự nhiên, quan hệ, trực tiếp, gián tiếp, bất kì, tạo, khuyết, hệ sinh thái, môi trường, sinh tồn. 

Câu 6: Đọc văn bản sau và chỉ ra mỗi liên quan giữa bài viết này và bài Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? 

HẠN CHẾ NỖI ĐAU CHO LOÀI VẬT 

Chúng ta chấp nhận rằng loài người cần giết các loài vật để có thức ăn mà tồn tại. Thế nhưng giết thế nào để hạn chế nỗi đau cho chúng đồng thời thể hiện sự tiến bộ trong nhận thức?

Thánh Gan-đi (Gandh)), người anh hùng của Án ĐộU), một trong những nhà hoạt động vì tự do và hoà bình nổi tiếng nhất mọi thời đại đã nói rằng: “Sự vĩ đại của một quốc gia có thể được đánh giá bởi cách mà người dân nước đó đối xử với động vật như thế nào”).

Các bạn có biết, ngoài việc không ăn thịt chó mèo, các nước phát triển còn có đạo luật quy định rõ ràng trong việc giết mỗ và chế biến các loài động vật?

Ở các nước Âu —- Mỹ, người ta không chọc tiết để gia súc chảy máu tới chết mà có thể giết bò, lợn bằng một khẩu súng điện để các con vật không phải chịu đau đớn kéo dài. 

Ở Thụy Sĩ, Chính phủ cắm các đầu bếp luộc sống một con tôm hùm. Người chế biến món ăn phải đông lạnh để con tôm hùm đi vào giác ngủ êm ái trước khi chết. Thuy Sĩ áp đặt luật lệ nghiêm khắc trong việc chế biến tôm hùm. 

Trong tiếng Pháp, có một khái niệm gọi là “coup de grâce”, để miên (NI : hành động “kết liễu vì mục đích nhân đạo”, hoặc “đòn ân sủng ” hay “phát súng ân huệ ” nhằm giúp cho đói thủ được chết nhẹ nhàng. Vậy, nếu con người chúng ta có nhu cầu được chết một cách nhanh chóng, nhân đạo, thì các loài vật khác cũng thế, Tất cả những nước phát triển đều có nghiên cứu nghiêm túc với kiên thức sinh học mè các yếu tô nhân đạo trước khi đưa ra quy chuẩn đối xử với loài vật. Đối với những nước đang phát triển thì điều đó chưa được coi trọng do sự khác biệt về trình độ vã nhận thức của người dân. Chúng ta có thể thấy, thái độ khi đối xử với động vật cả trong việc giết chóc, đều có thể là một tiêu chí để quốc tế đánh giá cho sự văn minh của một cá nhân hoặc cộng đồng. 

Nhiều người cho rằng việc ngưng giết chóc hoặc hạn chế nỗi đau cho loài vật khi gã bị giết là “đạo đức giả”, thế nhưng điêu này thực sự là một yêu tố quan trọng trong  thời buổi hội nhập và toàn cầu hoá. Cách đối xử đối với động vật phản ánh sâu sắc sự phát triển của văn hoá, giáo dục trong một quốc gia. Người Thái Lan từng yêu thích ăn thịt chó mèo, tuy nhiên để phát triển du lịch và nâng cao vị thế khi du nhập kinh tế thê giới, năm 2017, Chính phủ nước này đã cắm hoạt động giết mổ chó mèo. Hiện nay, Thái Lan là một trong những thiên đường đu lịch hàng đâu thế giới.

Lại nói vê săn bắn, nó từng là một môn thể thao quý tộc”). Thời trung cổ, vua chúa thường khẳng định sự đũng cảm và thiện chiến thông qua việc đi săn các loài thú lớn. Họ sẵn sàng hi sinh để giết được con vật, vua Phi-líp (Philip) Đệ Tứ của Pháp đã chết khi đi săn vì bị một con lợn rừng húc phải... Mặc dù gắn liền với nhu cầu của giới thượng lưu, quý tộc lẫn hoàng gia, nhưng rồi việc săn bắn vô tội vạ cũng phải bị cấm ở châu Âu. Cuối thế kỉ XVIH, Vương quốc Anh thành lập Hiệp hội Hoàng gia phòng chống bạo hành đối với động vật, tổ chức này đóng góp lớn lao trong việc ngăn chặn việc giết hại động vật vì thú vui ở Anh Quốc. Năm 1977, Anh Quốc cấm giết hại hải li. Năm 2005, việc săn cáo bị cấm hoàn toàn. Sau đó, người ta cũng chế ra máy bắn đĩa đê làm mục tiêu cho môn bắn súng thể thao thay vì bắn : chim bồ câu hoặc chim trĩ. Nữ hoàng Ê-li-da-bét (Elizabeth) là người bảo hộ cho Hiệp hội Hoàng gia phòng chống bạo hành đối với động vật. Đến năm 2017, dưới sự chỉ đạo của Nữ hoàng, Hiệp hội đã điều tra hơn 141 760 vụ ngược đãi động vật..

Có thể nói, một bằng chứng không thể phủ nhận là thái độ xem trọng quyền được sông của loài vật tỉ lệ thuận với sự phát triển về văn hoá, giáo đục của một quốc gia. Và kế cả ở một vương quốc như nước Anh, thì quyên lực hoặc lợi ích của Hoàng gia cũng không năằ trên điều đó. Đơn giản, cách đối xử với loài vật là một chuẩn mực đánh giá của quốc tế chứ không riêng gì một các nhân hay một quốc gia. 

Trả lời: 

Hai văn bản có mối liên quan trên nhiều phương diện

  • Cả hai đều là văn bản nghị luận.
  • Cùng viết về đề tài động vật. 
  • Mục đích và nội dung chính của hai văn bản có liên quan đến nhau, cùng nói về nguyên do và khuyên con người nên đối xử thân thiện với động vật. 
  • Cả hai bài viết đều đưa dẫn chứng hợp lý và thuyết phục. 
Từ khóa tìm kiếm: Giải sách bài tập ngữ văn lớp 6 cánh diều, sách bài tập văn 6 sách chân trời sáng tạo, giải SBT ngữ văn 6 tập 2 sách cánh diều, bài 8: Đọc hiểu - Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật sách bài tập ngữ văn 6 tập 2 cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều