[Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 2: Thơ - Đọc hiểu Về thăm mẹ

Giải SBT ngữ văn 6 bài 2: Thơ - Đọc hiểu Về thăm mẹ sách "Cánh diều". Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

Câu 1: hãy xác định các tiếng được gieo vần và cách ngắt nhịp trong mỗi dòng của khổ thơ sau: 

Con về thăm mẹ chiều đông

Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà

Mình con thơ thẩn vào ra

Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi. 

Trả lời: 

  • Cách ngắt nhịp của các dòng trong khổ thơ: 2/2/2; 4/4; 2/2/2; 4/4. 

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ: 

Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa

Trả lời: 

  • Biện pháp tu từ được sử dụng: Ẩn dụ ( nón mê) 
  • Tác dụng: Khiến câu thơ thêm sinh động, lột tả rõ nét sự vất vả khó khăn của người mẹ. 

Câu 3: Mẹ không có nhà nhưng người con vẫn thấy bóng dáng, cuộc sống của mẹ qua những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó cho em biết điều gì về người mẹ? 

Trả lời: 

  • Bóng dáng cuộc sống của người mẹ được bộc lộ qua những hình ảnh: chum tương, nón mê, áo tơi, đàn gà mới nở, cái nơm hỏng vành, trái na cuối vụ. 
  • Những hình ảnh ấy cho em thấy cuộc sống lam lũ vất vả của người mẹ. Những đồ vật dùng đã cũ mòn hỏng hết nhưng bà vẫn tiếp tục sử dụng chứ không vứt đi. Tuy thiếu thốn, bà mẹ vẫn để dành những thứ tốt đẹp nhất để gửi cho đứa con của mình (hình ảnh mấy trái na cuối vụ). 

Câu 4: (câu hỏi 4, SGK) Điều gì làm cho người con nghẹn ngào "thương mẹ nhiều hơn..."?

Trả lời: 

  • Điều làm người con nghẹn ngào chính là trái na cuối vụ vừa rụng xuống. Cuộc sống của mẹ lam lũ vất vả như vậy nhưng những thứ tốt đẹp nhất lại dành hết cho con. Đồng thời có lẽ người con cũng nhận ra tuổi của mẹ đã giống như trái na cuối mùa, thời gian bên mẹ đang ngày một ít đi. Vì vậy mà ngày càng thương mẹ nhiều hơn. 

Câu 5: (câu hỏi 5, SGK) Nhận xét cách gieo vần lục bát trong câu: "Áo tơi qua buổi cày bừa/ Giờ con lủn củn khoác hờ người rơm". 

Trả lời: 

  • Cách gieo vần ở câu “Áo tơi qua buổi cày bừa / Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm.” là bừa (tiếng thứ 6 ở câu lục) – hờ (tiếng thứ 6 ở câu bát). 
  • Trong cặp lục bát trên có sự đối xứng nhau trong các thanh ở các tiếng 2, 4, 6. Câu lục là B – T – B (tơi – buổi – bừa); câu bát là B – T – B – B (còn – củn – hờ – rơm).

Câu 6: (câu hỏi 6, SGK) Hình dung và tái hiện lại cảnh người con về thăm ngôi nhà của mẹ trong bài thơ bằng cách vẽ tranh minh họa hoặc miên tả bằng lời văn.  

Trả lời: 

Chiều đông ấy tôi về thăm mẹ. Nhìn bếp khói còn chưa lên, mẹ tôi không có nhà rồi... Tôi đi dạo xung quanh căn nhà mang theo nhiều kỉ niệm xưa cũ tự thuở còn ấu thơ. Cơn mưa ở đâu ập đến. Tôi kiểm tra xung quanh nhà, thấy chum tương đã được đậy điệm, cái nón mê cùng áo tơi vẫn ở đó. Mẹ tôi không cầm đi rồi! Đây đều là đồ dùng đã lâu, trông tơi tả và cũ đi nhiều quá. Chợt có tiếng na rơi. Na đã đến giai đoạn cuối mùa, mấy hôm trước mẹ còn nói sẽ gửi na cho tôi... Nhìn cuộc sống của mẹ hiện tại rồi lại nhìn cái cây sai quả, sống mũi tôi sao lại cay đến thế...

Từ khóa tìm kiếm: Giải sách bài tập ngữ văn lớp 6 cánh diều, sách bài tập văn 6 sách chân trời sáng tạo, giải SBT ngữ văn 6 tập 1 sách cánh diều, bài 2: Thơ - Đọc hiểu Về thăm mẹ sách bài tập ngữ văn 6 tập 1 cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều