Hãy viết đoạn văn ngắn chia sẻ suy nghĩ về một truyện thần thoại mà bạn cho là đặc sắc

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 10 bộ chân trời sáng tạo. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Hãy viết đoạn văn ngắn chia sẻ suy nghĩ về một truyện thần thoại mà bạn cho là đặc sắc.

Đề bài: Hãy viết đoạn văn ngắn chia sẻ suy nghĩ về một truyện thần thoại mà bạn cho là đặc sắc. 

Bài tham khảo 1:

Em đã được học nhiều truyện thần thoại khá hay và hấp dẫn, nhưng truyện mà em thích nhất vẫn là Thần Trụ Trời. Đọc truyện ấy em không thể không suy nghĩ và ngăn được cảm xúc. Truyện kể rằng vào thời kì trời đất còn hỗn độn, tối tăm, có một vị thần khổng lồ. Thần đội trời lên rồi đào đất, khuôn đá, xây thành cột chống trời, khi trời đất đã được phân đôi, thần liền phá tan cột đi. Xong công việc, thân bay về trời để các vị thần khác tiếp tục xây dựng thế giới. Chao ôi! Em khoái cái thân hình khổng lồ của thần hết sức vì em thì lùn tịt, lại ốm tong teo. Em đã được nhìn thấy những người to và cao, nhưng chẳng ai như thần cả. Em cứ ước, giá mà em có thân hình, đôi tay như thần thì em sẽ là cầu thủ bóng đá xuất sắc, chi bước một cái là có thể sút bóng vào khung thành của đối phương. Thú vị biết chừng nào! Chẳng những thế, em còn cảm phục thần vô cùng. Thần có biết bao đức tính tốt mà em chưa có. Trước hết thần thương yêu mọi loài. Nếu không có tình thương thì chắc thần không nhọc công ngẩng đầu đội trời lên, rồi cần cù nhẫn nại đào đất để và đắp cột chống trời. Làm công việc ấy, thần vừa biểu lộ tình thương muôn loài, vừa biểu hiện quyết tâm, siêng năng, chăm chỉ. Khi làm xong công việc, thần không chờ muôn loài trả ơn, lẳng lặng bay về trời, để những công việc còn lại cho các vị thần khác tiếp tục xây dựng cho thế giới, cho muôn loài có cuộc sống tốt đẹp hơn. Em nghĩ trên đời chẳng có ai có những đức tính tốt như thần. Truyện Thần Trụ Trời là một thần thoại mà em thích, giúp em hiểu được quan niệm của người xưa về sự hình thành trời đất.

Bài tham khảo 2:

Thần thoại Việt Nam có rất nhiều tác phẩm hay và đặc sắc như Thánh Gióng, Lạc Long Quân- Âu Cơ, Thạch Sanh,.. , trong đó tôi ấn tượng nhất là truyện Sơn Tinh Thủy Tinh. Câu chuyện kể về cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh khi tranh giành nàng Mỵ Nương, con gái của Vua Hùng thứ 18. Sơn Tinh được biết đến là "chúa của những miền non cao" trong khi Thủy tinh là '' chúa của vùng nước thẳm. Vì khó chọn lựa giữa hai chàng trai tài giỏi, vua Hùng đã ra quyết định: ''Nếu ai mang sính lễ đến trước gồm:một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín nggaf, gà chính cựa, ngựa chín hồng mao thì ta sẽ gả con gái cho người đó". Kết quả là Sơn Tinh đã mang sinh lễ đến trước và rước được công chúa. Thủy Tinh đến sau, không lấy được Mỵ Nương nên vô cùng tức tối. Sau đó thủy Tinh đã hô mưa, gọi gió đem quân đến nhằm cướp Mỵ Nương. Nhưng trước sức mạnh của Thủy Tinh cfng sự đồng lòng của người dân Văn Lang, thủy Tinh đã bại trận. Có thể nói đây là một câu chuyện thần thoại vô cùng ý nghĩa khi mượn hình ảnh cuộc chiên giữa hai vị thần để nói về nguồn gốc bão lụt hàng năm trên đất nước ta. Cùng với đó là hình ảnh người dân đoàn kết phòng chống thiên tai được thể hiện rõ nét qua hình ảnh Sơn Tinh cùng nhân dân Văn Lang chống lại Thủy Tinh.

Bài tham khảo 3:

Trong hệ thống thần thoại Việt Nam, em vô cùng ấn tượng với truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật". Truyện kể về việc Ngọc Hoàng tạo ra các loài vật nhưng do một số yếu tố mà cơ thể của các con vật chưa được hoàn chỉnh. Để bù đắp cho những thiếu sót ấy, Ngài đã sai ba vị Thiên thần xuống núi hoàn thiện cho những con vật mang khiếm khuyết. Câu chuyện đã thể hiện cách con người thời cổ lí giải về một số đặc điểm, tập tính của loài vật. "Cuộc tu bổ lại các giống vật" có cốt truyện đơn giản, diễn biến câu chuyện được diễn ra trong không gian vũ trụ, thời gian không xác định, mang tính vĩnh hằng. Sự xuất hiện của hệ thống nhân vật Ngọc Hoàng, ba vị Thiên thần mang sức mạnh phi thường, thực hiện công việc sáng tạo, tu bổ lại các giống vật. Tính cách nhân vật chủ yếu được khắc họa qua hành động. Với những đặc sắc nghệ thuật về nhân vật, cốt truyện, không gian, thời gian, truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" đã cho ta thấy được cách người xưa quan sát về các hiện tượng, sự vật diễn ra xung quanh và giải thích chúng thông qua trí tưởng tượng phong phú của mình.

Bài tham khảo 4: 

Thần thoại Hy Lạp ra đời vào khoảng 2000 - 1100 năm trước công nguyên nhưng cho đến nay, thần thoại Hy Lạp vẫn còn nguyên giá trị và có sức hấp dẫn nhất định đối với con người thời đại mới. Câu chuyện "Prô-mê-tê và loài người" kể về việc: Ê-pi-mê-tê đảm nhận công việc tạo ra muôn loài còn để cho người anh Prô-mê-tê xem xét, sửa chữa. Sau khi Ê-pi-mê-tê đã hoàn tất và ban mọi "vũ khí" cần thiết cho các loài động vật thì lại quên không ban vũ khí nào cho con người. Prô-mê-tê đã thay em sửa chữa sai lầm của mình và giúp con người có được cuộc sống văn minh, hạnh phúc. Câu chuyện diễn ra trong không gian vũ trụ nguyên thủy khi thế gian mới có các vị thần, mặt đất mênh mông, trống vắng. Thời gian của câu chuyện là thời gian quá khứ, không được xác định cụ thể. Không, thời gian trong chuyện gắn liền với buổi sơ khai của con người, phản ánh cách con người nguyên thủy tri giác về thế giới. Nhân vật trong truyện là các vị thần mang vẻ đẹp lớn lao, kì vĩ, có khả năng sáng tạo ra muôn loài. Cốt truyện đơn giản, gần gũi, hấp dẫn người đọc, người nghe. Bằng trí tưởng tượng phong phú của mình, người Hy Lạp cổ đại đã đem đến cho người đọc hình dung về nguồn gốc hình thành của các loài vật, con người và cách muôn loài tồn tại, bảo vệ cuộc sống của mình thông qua những "vũ khí" mà các vị thần ban phát. Với những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, câu chuyện "Prô-mê-tê và loài người" vẫn được tái trình hiện trong những lời kể, các vở diễn trên sân khấu ngày nay. Điều đó, chứng tỏ được sức sống mãnh liệt của thể loại thần thoại theo năm tháng.

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác