Giải vở bài tập tiếng việt 5 bài: Luyện từ và câu- Ôn tập về từ và cấu tạo từ

Giải vở bài tập tiếng việt 5 tập 1, hướng dẫn giải chi tiết bài Luyện từ và câu- Ôn tập về từ và cấu tạo từ tuần 17. Hi vọng, thông qua sự hướng dẫn của thầy cô, các em sẽ hiểu bài và làm bài tốt hơn để được đạt những điểm số cao như mình mong muốn

Câu 1. a) Viết vào bảng phân loại các từ trong khổ thơ sau đây theo cấu tạo của chúng. Biết rằng các từ đã được phân cách với nhau bằng dấu gạch xiên.

Hai/ cha con/ bước/ đi/ trên/ cát/

Ánh/ mặt trời/ rực rỡ/ biển/ xanh/

Bóng/ cha/ dài/ lênh khênh/

Bóng/ con/ tròn/ chắc nịch./

b) Tìm thêm ví dụ mịnh họa cho các kiểu cấu tạo từ (mỗi kiểu thêm 3 ví dụ), rồi ghi vào bảng phân loại.

Từ

Từ đơn

Từ phức

Từ ghép

Từ láy

a) Từ trong khổ thơ

   

b) Từ tìm thêm

   

Trả lời.

Từ

Từ đơn

Từ phức

Từ ghép

Từ láy

a) Từ trong khổ thơ

hai, bước, đi, tròn, trên, cát, ánh, biển, xanh, bóng, cha, dài, con, tròn

cha con, mặt trời, chắc nịch

rực rỡ, lênh khênh

b) Từ tìm thêm

mẹ, con, hát, ru, nhớ

tổ quốc, quê hương, công cha

bụ bẫm, lộng lẫy, long lanh

Câu 2. Các từ in đậm trong mỗi nhóm dưới đây quan hệ với nhau như thế nào? (Đó là những từ đồng nghĩa, đồng âm hay một từ nhiều nghĩa?) Đánh dấu (+) vào ô trống thích hợp trong bảng dưới đây:

Ví dụ

Từ đồng nghĩa

Từ nhiều nghĩa

Từ đồng âm

a) đánh cờ

đánh giặc

đánh trống

   

b) trong veo

trong vắt

trong xanh

   

c) thi đậu

xôi đậu

chim đậu trên cành

   


Trả lời.

Ví dụ

Từ đồng nghĩa

Từ nhiều nghĩa

Từ đồng âm

a) đánh cờ

đánh giặc

đánh trống

 

+

 

b) trong veo

trong vắt

trong xanh

+

  

c) thi đậu

xôi đậu

chim đậu trên cành

  

+

Câu 3. Tìm và viết lại các từ đồng nghĩa với những từ in đậm (tinh ranh, dâng, êm đềm) trong bài Cây rơm (Tiếng Việt 5, tập một, trang 167)

tinh ranh

  

dâng

  

êm đềm

  

Giải thích vì sao nhà văn chọn 3 từ in đậm (tinh ranh, dâng, êm đềm) nói trên mà không chọn những từ đồng nghĩa với nó.

Trả lời.

tinh ranh

tinh khôn, ranh mãnh, khôn ngoan, ranh ma.

dâng

hiến, tặng, biếu, cho, nộp, cống.

êm đềm

êm ả, êm ái, êm dịu, êm ấm.


Tác giả lựa chọn các từ in đậm mà không sử dụng các từ đồng nghĩa với chúng vì các từ in đậm thể hiện được sắc thái ý nghĩa phù hợp nhất với nội dung của bài văn.

Câu 4. Điền từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau:

a) Có mới nới ……

b) Xấu gôc, ……. nước sơn.

c) Mạnh dùng sức, ……. dùng mưu.

Trả lời.

a) Có mới nới cũ.

b) Xấu gỗ, tốt nước sơn.

c) Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu.

Bình luận