Giải VBT tiếng Việt 5 cánh diều bài 4: Tiết mục đọc thơ
Giải chi tiết VBT tiếng Việt 5 cánh diều bài 4: Tiết mục đọc thơ. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI ĐỌC 4: TIẾT MỤC ĐỌC THƠ
Bài tập1 (trang 44). Vì sao trước đây Pát-ty luôn nhận những vai diễn không phải nói nhiều? Trước đây Pát-ty luôn nhận những vai diễn không phải nói nhiều vì
Bài giải chi tiết:
Trước đây Pát-ty luôn nhận những vai diễn không phải nói nhiều vì Pát-ty có khiếm khuyết về việc phát âm.
Bài tập 2 (trang 44). Cô giáo đã làm gì để giúp Pát-ty đạt được ước muốn của mình? Khoanh
tròn chữ cái trước ý đúng.
a) Cô giáo tìm được một bài thơ phù hợp với khiếm khuyết của Pát-ty.
b) Cô giáo cùng luyện tập để giúp Pát-ty khắc phục khiếm khuyết.
c) Cô giáo cố gắng phát âm từng từ, từng câu theo Pát-ty.
d) Cô giáo biểu diễn cùng Pát-ty trong đêm văn nghệ.
Bài giải chi tiết:
b) Cô giáo cùng luyện tập để giúp Pát-ty khắc phục khiếm khuyết.
Trong đoạn văn có đề cập rằng “Ngày qua ngày, Pát-ty chăm chỉ luyện tập, cố phát âm từng từ, từng câu theo hướng dẫn của cô giáo.”
Bài tập 3 (trang 44). Tìm những chi tiết cho thấy tiết mục đọc thơ của Pát-ty đã gây bất ngờ
cho mọi người và rất thành công. Đánh dấu v vào những ô phù hợp:
Ý | Gây bất ngờ | Rất thành công |
a) Khi người dẫn chương trình giới thiệu tiết mục đọc thơ do Pát-ty biểu diễn, mọi người vô cùng bất ngờ. | ||
b) Pát-ty đọc từng từ, từng câu của bài thơ một cách rõ ràng, rành mạch. | ||
c) Tiếng reo hò và những tràng pháo tay rộ lên, vang mãi. | ||
d) Cô giáo xúc động ôm chầm em học trò nhỏ dũng cảm. |
Bài giải chi tiết:
Ý | Gây bất ngờ | Rất thành công |
a) Khi người dẫn chương trình giới thiệu tiết mục đọc thơ do Pát-ty biểu diễn, mọi người vô cùng bất ngờ. | v | |
b) Pát-ty đọc từng từ, từng câu của bài thơ một cách rõ ràng, rành mạch. | v | |
c) Tiếng reo hò và những tràng pháo tay rộ lên, vang mãi. | v | |
d) Cô giáo xúc động ôm chầm em học trò nhỏ dũng cảm. | v |
Sự có mặt của Pát - ty trong buổi trình diễn đã để lại cho mọi người điều bất ngờ khi họ biết rằng phát âm của Pát - ty không ổn nhưng cậu lại biểu diễn tiết mục đọc thơ. Việc Pát - ty đọc rõ ràng rành mạch cùng những tràng pháo tay tán thưởng và cái ôm của cô giáo là minh chứng cho sự thành công của Pát - ty
Bài tập 4 (trang 44). Qua lời cô giáo ở cuối câu chuyện, em hiểu lí do thành công của Pát-ty
là gì? Đánh dấu √ vào ☐ trước ý em thích:
☐ Nhờ sự nỗ lực.
☐ Nhờ năng khiếu sẵn có.
☐ Nhờ sự chỉ dẫn tận tình của cô giáo.
☐ Ý kiến khác (nếu có):
Bài giải chi tiết:
√ Nhờ sự nỗ lực.
Nhờ năng khiếu sẵn có.
Nhờ sự chỉ dẫn tận tình của cô giáo.
Ý kiến khác (nếu có):
Chính nhờ sự nỗ lực hết mình, cố gắng luyện tập để khắc phục khiếm khuyết đã giúp Pát - ty đạt được thành công là có thể biểu diễn tiết mục một cách thành công nhất gây bất ngờ cho khán giả.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐA NGHĨA
Bài tập 1 (trang 45). Nối ở bên B lời giải nghĩa thích hợp cho từ đầu trong mỗi câu ở bên A:
A | B |
a) Thắng trạc tuổi thằng Chân “Phệ” nhưng cao hơn hẳn cái đầu. | 1) Phần sớm nhất của thời gian. |
b) Một sớm Chủ nhật đầu xuân, khi Mặt Trời vừa hé mây nhìn xuống, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. | 2) Phần ngoài cùng của một phạm vi không gian. |
c) Mọi người tập trung ở đầu làng. | 3) Phần ở tận cùng trên chiều dài của một vật. |
d) Chiếc đũa rất nhộn Có cả hai đầu... | 4) Phần trên cùng của thân thể người hoặc phần trước nhất của thân thể động vật, nơi có bộ óc và nhiều giác quan. |
Bài giải chi tiết:
a – 4 - Phần trên cùng của thân thể người hoặc phần trước nhất của thân thể động vật, nơi có bộ óc và nhiều giác quan.
b – 1- Phần sớm nhất của thời gian.
c – 2 - Phần ngoài cùng của một phạm vi không gian.
d – 3 - Phần ở tận cùng trên chiều dài của một vật.
Bài tập 2 (trang 45).Từ đầu trong câu nào ở bài tập 1 được dùng với nghĩa gốc? Đánh dấu √ vào ☐ trước ý đúng
☐Câu a
☐Câu b
☐Câu c
☐Câu d
Bài giải chi tiết:
√ Câu a
Câu b
Câu c
Câu d
Từ “đầu” trong câu a mang nghĩa gốc với nghĩa là bộ phận trên cùng của thân thể người hoặc phần trước nhất của thân thể động vật, nơi có bộ óc và nhiều giác quan.
Bài tập 3 (trang 45).a) Tra từ điển, tìm nghĩa của một trong các từ sau: cây, xinh, ăn.
- Cây:
+ Nghĩa của từ “cây” có nghĩa là thực vật có rễ, thân, lá rõ rệt, hoặc vật có hình thù giống những thực vật có thân, lá: VD Cây tre, cây đào, cây bưởi,…
+ Từ “cây” còn có nghĩa dùng để chỉ người nổi trội về một mặt nào đó trong sinh hoạt, trong cuộc sống: VD cây văn nghệ của lớp, cây làm bàn của đội bóng,…
+ Từ “cây” còn có nghĩa dùng để chỉ từng vật có thân thẳng, cao, hoặc dài (trông giống như hình thân cây): VD cây cột, cây nến, cây sào,…
- Xinh
- Xinh - có hình dáng và những đường nét rất dễ coi, ưa nhìn (thường nói về trẻ em, phụ nữ trẻ). Ví dụ: em bé rất xinh, miệng cười xinh
- Xinh - Thể hiện sự hài hòa, vừa vặn, làm cho người khác cảm thấy ưa nhìn. Ví dụ: bức tranh xinh xắn, bộ quần áo xinh xắn.
- Ăn
- Là hoạt động đưa thức ăn vào miệng, nhai và nuốt để nuôi sống cơ thể. Ví dụ: ăn cơm, ăn bánh.
- Nhai trầu hoặc hút thuốc: ăn một miếng trầu
- Ăn uống nhân dịp gì: ăn cưới, ăn Tết
- Giành về mình phần hơn, phần thắng (trong cuộc thi đấu): ăn giải, ăn con xe
b) Vì sao em biết đó là từ đa nghĩa? Đánh dấu √ vào ☐ trước ý đúng
☐ Vì từ diễn liệt kê nhiều nghĩa của từ đó.
☐ Vi trong các nghĩa của từ không có nghĩa gốc.
☐ Vì trong các nghĩa của từ không có nghĩa chuyển.
☐ Vì các nghĩa của từ không có mối liên hệ với nhau.
Bài giải chi tiết:
√ Vì từ diễn liệt kê nhiều nghĩa của từ đó.
Vi trong các nghĩa của từ không có nghĩa gốc.
Vì trong các nghĩa của từ không có nghĩa chuyển.
Vì các nghĩa của từ không có mối liên hệ với nhau
c) Theo em, nghĩa được nêu đầu tiên là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Viết từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu trả lời:
Nghĩa được nêu đầu tiên của mỗi từ trong từ điển là .... (nghĩa gốc, nghĩa chuyển) của từ.
Bài giải chi tiết:
Nghĩa được nêu đầu tiên của mỗi từ trong từ điển là nghĩa gốc của từ
Bài tập 4 (trang 46). Đặt 2 câu với một từ đa nghĩa ở bài tập 3: 1 câu dùng từ theo nghĩa gốc, 1 câu dùng từ theo nghĩa chuyển.
Bài giải chi tiết:
- Nghĩa gốc:
- Mỗi sáng, tôi thường ăn bánh mì và uống sữa.
- Em bé đang ăn cháo.
- Nghĩa chuyển:
- Đội bóng của chúng tôi đã ăn giải vô địch năm nay.
- Con đường này ăn ra bờ sông.
TỰ ĐÁNH GIÁ: CẬU BÉ KƠ SUNG
Bài tập 1 trang 46 (1 điểm) Vì sao cả nhà đều thương và cưng chiều Kơ Sung? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.
a) Vì Kơ Sung sống với bố, mẹ, anh và chị.
b) Vì Ko Sung chỉ có một chân, đi lại khó khăn.
c) Vì Kơ Sung bị đau tay, làm việc rất khó khăn.
d) Vì Ko Sung phải ở nhà với anh chị mỗi khi bố mẹ đi làm.
Bài giải chi tiết:
b) Vì Ko Sung chỉ có một chân, đi lại khó khăn.
Trong đoạn văn có viết “Kơ Sung sống cùng bố mẹ, anh Kơ Choi và chị Hơ Giông ở một buôn làng vùng Tây Nguyên. Kơ Sung chỉ có một chân nên đi lại khó khăn. Vì thế, mọi người rất thương và cưng chiều cậu”
Bài tập 2 trang 46. (1 điểm) Vì sao Ko Sung cảm thấy buồn mỗi khi bố mẹ đi làm? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.
a) Vì bố mẹ Kơ Sung đi làm rất sớm.
b) Vì Ko Sung bị ngã mỗi khi đi lại.
c) Vì Ko Sung không được phân công làm việc gì.
d) Vì Ko Sung không còn quyển sách nào để đọc.
Bài giải chi tiết:
b) Vì Ko Sung bị ngã mỗi khi đi lại.
Trong đoạn văn, mẹ có dặn Ko Sung rằng “– Kơ Sung, con đừng đi lại lung tung kẻo ngã!”
Bài tập 3 trang 46. (1 điểm) Chi tiết nào cho thấy Kơ Sung là một bạn nhỏ giàu nghị lực? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.
a) Tuy đi lại khó khăn nhưng Ko Sung rất mê đọc sách.
b) Tuy đi lại khó khăn nhưng Kơ Sung vẫn nấu cơm, cho gà, lợn ăn.
c) Tuy đi lại khó khăn nhưng Kơ Sung vẫn đi rẫy hái cà phê.
d) Tuy đi lại khó khăn nhưng Kơ Sung luôn tìm cách giúp đỡ mọi người.
Bài giải chi tiết:
d) Tuy đi lại khó khăn nhưng Kơ Sung luôn tìm cách giúp đỡ mọi người.
- Trong đoạn văn có viết “Không ai cần cậu giúp và cậu cũng chưa giúp được ai. Kơ Sung lại đọc sách. Chỉ đọc sách, cậu mới thấy mình có ích. Nhưng ngay cả khi đọc sách thì câu hỏi “Làm sao để giúp mọi người?" vẫn luôn quanh quẩn trong đầu cậu.” - Rõ ràng dù gặp bất tiện trong việc đi lại nhưng Ko Sung vẫn khao khát được giúp đỡ mọi người
Bài tập 4 trang 47. (2 điểm) Trong câu nào dưới đây, tay được dùng với nghĩa chuyển? Đánh dấu V vào những ô phù hợp:
Ý | Đúng | Sai |
a) Bố mẹ về với bàn tay đau rát vì hái cà phê liên tục. | ||
b) Kơ Sung lấy vải quấn chặt cán móc để làm tay cầm. | ||
c) Anh Kơ Choi là một tay trống xuất sắc của dàn nhạc. | ||
d) Ko Sung làm thêm nhiều tay hái cà phê để tặng hàng xóm. |
Bài giải chi tiết:
Ý | Đúng | Sai |
a) Bố mẹ về với bàn tay đau rát vì hái cà phê liên tục. | V | |
b) Kơ Sung lấy vải quấn chặt cán móc để làm tay cầm. | V | |
c) Anh Kơ Choi là một tay trống xuất sắc của dàn nhạc. | V | |
d) Ko Sung làm thêm nhiều tay hái cà phê để tặng hàng xóm. | V |
- Tay trong câu a mang nghĩa gốc, chỉ bộ phận cơ thể của con người dùng để hái cà phê.
- Tay trong câu b mang nghĩa chuyển, chỉ phần của đồ vật được thiết kế để cầm nắm (tay cầm).
- Tay trong câu c mang nghĩa chuyển, chỉ người có kỹ năng, tay nghề trong một lĩnh vực cụ thể (tay trống xuất sắc).
- Tay trong câu d mang nghĩa chuyển, chỉ công cụ, dụng cụ phụ trợ cho việc hái cà phê (tay hái cà phê).
Bài tập 5 trang 47. (5 điểm) Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về ý chí, nghị lực của Kơ Sung trong câu chuyện trên.
Bài giải chi tiết:
Kơ Sung trong câu chuyện trên là một hình mẫu về ý chí và nghị lực phi thường. Dù chỉ có một chân và phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, cậu không hề nản lòng. Kơ Sung luôn khao khát được giúp đỡ mọi người xung quanh, dù bị từ chối nhiều lần. Điều đáng khen ngợi nhất là khi thấy bố mẹ về với bàn tay đau rát, Kơ Sung không chỉ buồn bã hay cam chịu mà quyết tâm làm điều gì đó để giúp đỡ. Cậu đã tìm cách sáng tạo ra "tay hái cà phê" – một dụng cụ giúp việc hái cà phê trở nên dễ dàng và bớt đau đớn hơn. Sự sáng tạo và nỗ lực của Kơ Sung không chỉ giúp bố mẹ mà còn giúp đỡ được nhiều người trong buôn làng. Điều này cho thấy rằng, với ý chí và nghị lực, bất cứ ai cũng có thể vượt qua khó khăn và làm được những điều phi thường.
B. Tự nhận xét
Bài tập 1 trang 47. Em tự chấm điểm và cho biết mình đạt yêu cầu ở mức nào.
Bài giải chi tiết:
- Hs tự đánh giá về những điều em đạt yêu cầu.
Bài tập 2 trang 47. Em cần cố gắng thêm về mặt nào?
Bài giải chi tiết:
- Hs tự đánh giá về những điều em cần cố gắng thêm.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải VBT tiếng Việt 5 cánh diều , Giải VBT tiếng Việt 5 CD, Giải VBT tiếng Việt 5 bài 4: Tiết mục đọc thơ
Bình luận