Giải VBT tiếng Việt 5 cánh diều bài 15: Ôn tập giữa học kì 2
Giải chi tiết VBT tiếng Việt 5 cánh diều bài 15: Ôn tập giữa học kì 2. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2
Bài 1: Chi tiết nào trong bài đọc thể hiện tình cảm yêu thương, trìu mến của Bác Hồ đối với các chiến sĩ? Đánh dấu √ vào ô trống trước ý đúng.
Bác nhìn khắp lượt các chiến sĩ ra đón rồi hỏi: “Các chú có khoẻ không?”. | |
Mọi người đang hồi hộp chờ Bác nói chuyện thì lại nghe Bác hỏi: “Các chú có biết đền thờ ai đây không?". | |
Bác giải thích: “Các Vua Hùng có công dựng nước, chính là Tổ của nước Việt Nam ta.”. | |
Bác ân cần dặn mọi người: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”. |
Bài giải chi tiết:
√ | Bác nhìn khắp lượt các chiến sĩ ra đón rồi hỏi: “Các chú có khoẻ không?”. |
Mọi người đang hồi hộp chờ Bác nói chuyện thì lại nghe Bác hỏi: “Các chú có biết đền thờ ai đây không?". | |
Bác giải thích: “Các Vua Hùng có công dựng nước, chính là Tổ của nước Việt Nam ta.”. | |
Bác ân cần dặn mọi người: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”. |
Bài 2: Theo em, vì sao Bác Hồ hỏi các chiến sĩ về đền thờ và về các Vua Hùng? Đánh dấu √ vào những ô phù hợp:
LÍ DO | ĐÚNG | SAI |
a) Vì đây là lần đầu tiên đến thăm Đền Hùng, Bác muốn tìm hiểu thêm về ngôi đền. | ||
b) Vì đây là lần đầu tiên gặp các chiến sĩ ở Đền Hùng, Bác muốn nhắc nhở các chiến sĩ tìm hiểu về di tích lịch sử này. | ||
c) Vì Bác muốn nhắc nhở các chiến sĩ và toàn dân ghi nhớ công ơn dựng nước của các Vua Hùng. | ||
d) Vì Bác muốn nhắc nhở các chiến sĩ và toàn dân phải bảo vệ thành quả dựng nước của các Vua Hùng. |
Bài giải chi tiết:
LÍ DO | ĐÚNG | SAI |
a) Vì đây là lần đầu tiên đến thăm Đền Hùng, Bác muốn tìm hiểu thêm về ngôi đền. | √ | |
b) Vì đây là lần đầu tiên gặp các chiến sĩ ở Đền Hùng, Bác muốn nhắc nhở các chiến sĩ tìm hiểu về di tích lịch sử này. | √ | |
c) Vì Bác muốn nhắc nhở các chiến sĩ và toàn dân ghi nhớ công ơn dựng nước của các Vua Hùng. | √ | |
d) Vì Bác muốn nhắc nhở các chiến sĩ và toàn dân phải bảo vệ thành quả dựng nước của các Vua Hùng. | √ |
Bài 3: Lời căn dặn của Bác Hồ có ý nghĩa như thế nào đối với các chiến sĩ và toàn dân ta? Đánh dấu √ vào ô trống trước ý em thích:
Khơi gợi lòng yêu nước của các chiến sĩ và toàn dân ta. | |
Nhắc nhở mọi người luôn biết ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước. | |
Động viên mọi người nêu cao quyết tâm giữ gìn, bảo vệ đất nước | |
Ý kiến khác (nếu có): |
Bài giải chi tiết:
Khơi gợi lòng yêu nước của các chiến sĩ và toàn dân ta. | |
√ | Nhắc nhở mọi người luôn biết ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước. |
Động viên mọi người nêu cao quyết tâm giữ gìn, bảo vệ đất nước | |
Ý kiến khác (nếu có): |
Bài 4: Tìm trong bài đọc và viết lại:
a) Một tên riêng của cơ quan, tổ chức:
b) Một danh từ chung được viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt
Bài giải chi tiết:
a) Đại đoàn Quân tiên phong
b) Bác Hồ, Đền Hùng, Vua Hùng
Bài 1: Điền cặp kết từ phù hợp trong thẻ từ vào mỗi chỗ trống để hoàn thiện các câu ghép dưới đây:
Nếu…thì… Vì…nên… Tuy…nhưng…
a) .......... Đền Hùng là một di tích lịch sử nổi tiếng .......... rất nhiều người đến tham quan.
b) .......... các chiến sĩ chỉ gặp Bác Hồ một thời gian ngắn .......... họ sẽ nhớ mãi hình ảnh của Bác.
c) .......... em thích tìm hiểu về lịch sử .......... em nên đi thăm các viện bảo tàng.
Bài giải chi tiết:
a) Vì … nên
b) Tuy … nhưng
c) Nếu… thì
Bài giải chi tiết:
Hà Nội có nhiều cảnh đẹp và nhiều di tích lịch sử, nhưng cảnh để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là cảnh đẹp của Hồ Gươm. Hồ Gươm nằm giữa lòng thủ đô, nước Hồ Gươm xanh màu ngọc bích, ở giữa hồ có Tháp Rùa cổ kính.
Xung quanh hồ những hàng liễu ngả bóng soi mình xuống mặt hồ. Buổi sáng, những tia nắng mặt trời chiếu xuống hồ, cả mặt hồ như được dát vàng óng ánh. Cầu Thê Húc đỏ như son in hình xuống mặt hồ. Tháp Bút uy nghi vươn thẳng trời. Đền Ngọc Sơn rêu phong cổ kính nằm giữa một rừng cây xanh bao bọc, càng làm cho cảnh hồ thêm đẹp và lộng lẫy. Hồ Gươm không những đẹp bởi cảnh quan của nó, Hồ còn có giá trị về mặt lịch sử, nơi đây đã in dấu của cả một thời kì dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Nơi mà Lê Lợi đã đến Hồ trả gươm thần. Nơi có những con Rùa khổng lồ đang sống. Em rất yêu phong cảnh của Hồ Gươm, em mong hè nào cũng được ra Hà Nội thăm ông bà và thăm cảnh đẹp của thủ đô yêu dấu.
Bài 1: Gạch dưới các điệp từ, điệp ngữ trong các đoạn văn, bài thơ sau:
a) Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động. Tre, anh hùng chiến đấu!
* Mỗi điệp từ trong đoạn văn trên nhấn mạnh điều gì?
b)
Con bướm vàng
Con bướm vàng
Bay nhẹ nhàng
Trên bờ cỏ
Con bướm vàng
Em thích quá
Em đuổi theo
Con bướm vàng
Nó vỗ cánh
Vút lên cao
Em nhìn theo
Con bướm vàng...
Con bướm vàng
* Điệp ngữ ở đoạn thơ đầu diễn tả cảm xúc và cảm nhận của bạn nhỏ khi con bướm vàng bay đến như thế nào?
– Cảm xúc khi thấy con bướm vàng bay đến: .............
.............................................
– Cảm nhận hình dáng con bướm vàng bay từ xa đến gần: .............
.............................................
* Điệp ngữ ở đoạn thơ cuối diễn tả cảm xúc và cảm nhận của bạn như khi con bướm vàng bay đi như thế nào?
– Cảm xúc khi nhìn theo con bướm vàng bay đi: .............
.............................................
– Cảm nhận hình dáng con bướm vàng bay xa dần: : .............
.............................................
a) Trong đoạn văn có điệp từ điệp ngữ như: Tre, giữ
- Điệp từ Tre giữ nhấn mạnh sự quan trọng, vai trò của cây tre trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược của nước ta
b)
* Điệp ngữ “con bướm vàng” ở đoạn thơ đầu tiên gợi lên sự háo hức và bất ngờ của bạn nhỏ.
- Cảm xúc khi thấy con bướm vàng bay đến: thích thú, tò mò đuổi theo.
- Cảm nhận hình dáng con bướm vàng bay từ xa đến gần: nhỏ, bay nhẹ nhàng trên bờ cỏ.
* Điệp ngữ “con bướm vàng” ở đoạn thơ cuối gợi lên sự hụt hẫng, tiếc nuối của bạn nhỏ khi bướm vàng bay đi.
- Cảm xúc khi nhìn theo con bướm vàng bay đi: tiếc nuối.
- Cảm nhận hình dáng con bướm vàng bay xa dần: vỗ cánh, vun lên cao nhỏ dần.
Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn nói về ước mơ của em, trong đó có sử dụng điệp từ, điệp ngữ. Gạch dưới điệp từ, điệp ngữ đó.
Bài giải chi tiết:
Ước mơ của em là được trở thành một bác sĩ. Làm bác sĩ, em có thể khám và chữa bệnh cho mọi người trong gia đình, làm bác sĩ em sẽ giúp đỡ được những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Em sẽ học tập thật chăm chỉ, không ngừng cố gắng để đạt được ước mơ của mình.
Bài 1: Chủ đề của bài thơ là gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Miêu tả vẻ đẹp của tiếng Việt.
b) Thể hiện tình yêu tiếng Việt.
c) Hướng dẫn cách học tiếng Việt.
d) Nói về tiếng Việt qua những câu chuyện cổ.
Bài giải chi tiết:
Ý đúng: a
Bài 2: Qua bài thơ, em hiểu vì sao tiếng Việt còn mãi? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Tiếng Việt được gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác.
b) Tiếng Việt có từ thời Lạc Long Quân và Âu Cơ.
c) Tiếng Việt được lan truyền tới những nước xa.
d) Tiếng Việt rất thân thương và dịu hiền.
Bài giải chi tiết:
Ý đúng: a
Bài 3: Khổ thơ nào trong bài thơ sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Khổ thơ thứ nhất.
b) Khổ thơ thứ hai.
c) Khổ thơ thứ ba.
d) Khổ thơ thứ tư.
Bài giải chi tiết:
Ý đúng: b
Bài 4: Ý chính của khổ thơ cuối là gì?
Bài giải chi tiết:
Khổ thơ cuối muốn nhắn nhủ đến thế hệ trẻ là luôn chăm chỉ và gìn giữ được nét đẹp của Tiếng Việt mãi sau này.
Bài giải chi tiết:
Mỗi quốc gia đều có tiếng nói riêng, có ngôn ngữ riêng, Việt Nam cũng vậy. Tiếng Việt của chúng ta vốn là một ngôn ngữ vô cùng đa dạng, phong phú. Trong tiếng Việt có rất nhiều cách nói đa thanh, đa nghĩa, chỉ cần trong câu văn đảo trật tự từ hoặc thay đổi cách ngắt nghỉ hay thêm bớt một từ thôi là nghĩa của câu có thể hoàn toàn thay đổi. Tiếng Việt cũng giống như linh hồn của đất nước vậy, nó là bản sắc, là hồn túy của dân tộc. Tiếng Việt chất chứa bề dày lịch sử, nét văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng truyền thống của dân tộc. Người Việt sử dụng tiếng Việt mới thẩm thấu được nhiều những lớp ý nghĩa trong cách nói năng của mọi người. Còn tiếng Việt là còn đất nước. Thế nhưng hiện nay, tiếng Việt lại ngày một trở nên mai một, biến chất. Con người sử dụng tiếng mẹ đẻ không còn khéo léo, phong phú như trước nữa. Nếu để ý, bạn sẽ thấy thế hệ cha ông chúng ta dùng nhiều những từ cổ, cách nói có nhiều ca dao tục ngữ, lời lẽ đa dạng, muốn bay bổng có bay bổng, muốn hài hước có hài hước, muốn bi thương có bi thương. Còn giới trẻ hiện nay, không những không nắm bắt được ngữ nghĩa của nhiều từ mà cách sử dụng tiếng mẹ đẻ cũng bó hẹp trong những từ thông dụng, căn bản, không thể hiện được sự đa dạng, nhiều sắc thái của tiếng Việt. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong đó có tiếng nước ngoài là rất tốt. Nhưng song song với đó, chúng ta phải có ý thức chủ động giữ gìn tiếng mẹ đẻ của mình bằng cách thường xuyên đọc sách, lắng nghe và sử dụng thường xuyên ngôn ngữ tiếng Việt một cách đa dạng, phong phú. Có như vậy chúng ta mới gìn giữ được những nét đẹp của ngôn ngữ dân tộc chúng ta.
Thêm kiến thức môn học
Giải VBT tiếng Việt 5 cánh diều , Giải VBT tiếng Việt 5 CD, Giải VBT tiếng Việt 5 bài 15: Ôn tập giữa học kì 2
Bình luận