Giải VBT Lịch sử và địa lí 5 Cánh diều bài 10: Triều Trần và kháng chiến chống Mông- Nguyên
Giải chi tiết VBT Lịch sử và địa lí 5 cánh diều bài 10: Triều Trần và kháng chiến chống Mông- Nguyên. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 10. TRIỀU TRẦN VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MÔNG - NGUYÊN
Bài tập 1 trang 26 vbt Lịch sử và địa lí 5 tập 1 cd
Sự kiện nào dưới đây đưa đến sự thành lập của nhà Trần?
A. Quý tộc nhà Trần họp bàn tại hội nghị Bình Than quyết định thành lập nhà Trần.
B. Lý Huệ Tông nhường ngôi cho Trần Cảnh.
C. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh.
D. Cuộc kháng chiến chống quân Mông — Nguyên xâm lược giành thắng lợi, nhà Trần thành lập.
Giải chi tiết:
Chọn C
Bài tập 2 trang 27 vbt Lịch sử và địa lí 5 tập 1 cd
Các vua Trần thường nhường ngôi sớm cho con và xưng là
A. Thượng hoàng.
B. Thái tử.
C. Thái thượng hoàng.
D. Vua.
Giải chi tiết:
Chọn C
Bài tập 3 trang 27 vbt Lịch sử và địa lí 5 tập 1 cd
Nội dung nào dưới đây là hoạt động giáo dục dưới thời Trần?
A. Mở thêm trường học và tổ chức các khoa thi.
B. Lập Văn Miếu và xây dựng Quốc Tử Giám.
C. Dựng bia tôn vinh những người thi đỗ tiến sĩ.
D. Chỉ đào tạo con em đại thần để ra làm quan.
Giải chi tiết:
Chọn A
Bài tập 4 trang 27 vbt Lịch sử và địa lí 5 tập 1 cd
Câu nói “Đầu thần chưa rơi xuống đắt, xin bệ hạ đừng lo” là của
A. Trần Quốc Toản.
B. Trần Thủ Độ.
C. Trần Quốc Tuấn.
D. Trần Nhật Duật.
Giải chi tiết:
Chọn B
Bài tập 5 trang 27 vbt Lịch sử và địa lí 5 tập 1 cd
Tác phẩm được Trần Quốc Tuấn viết để khích lệ tướng sĩ trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược lần thứ hai là
A. Nam quốc sơn hà.
B. Hịch tướng sĩ.
C. Binh thư yếu lược.
D. Bình Ngô đại cáo.
Giải chi tiết:
Chọn B
Bài tập 6 trang 27 vbt Lịch sử và địa lí 5 tập 1 cd
Ghép tên nhân vật ở cột A với nội dung phù hợp ở cột B để thấy được đóng góp của các nhân vật lịch sử thời Trần.
Giải chi tiết:
1 – B
2 – A
3 – D
4 – C
Bài tập 7 trang 28 vbt Lịch sử và địa lí 5 tập 1 cd
Đọc câu chuyện Chu Văn An - người thầy mẫu mực trong SGK trang 45 - 46 và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a) Chọn đúng hoặc sai trong các ý A, B, C, D.
A. Chu Văn An rất coi trọng đạo làm người.
B. Với những học trò thành đạt nếu có lỗi lầm, Chu Văn An đều nhẹ nhàng khuyên bảo.
C. Chu Văn An rất giận học trò Phạm Sư Mạnh vì chỉ mặc áo vải thâm, đi một mình về thăm thây.
D. Chu Văn An đã xin vua chém bảy quan nịnh thần nhưng vua không nghe.
b) Nêu hiểu biết của em về thầy Chu Văn An.
c) Cho biết những đức tính nào của thầy Chu Văn An được đề cập trong câu chuyện?
Giải chi tiết:
a)
A – Đúng
B – Sai
C – Sai
D – Đúng
b) Thầy Chu Văn An quê ở Thanh Trì (Hà Nội). Ông thi đậu Tiến sĩ nhưng không làm quan mà về quê dạy học.
c) Đức tính của thầy được đề cập trong truyện:
- Tôn trọng học trò
- Khiêm tốn
- Không ham hư vinh
Bài tập 8 trang 28 vbt Lịch sử và địa lí 5 tập 1 cd
Dựa vào kiến thức đã học và quan sát hình 1, hãy kể lại câu chuyện Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và trận thuỷ chiến trên sông Bạch Đằng.
Giải chi tiết:
Trần Quốc Tuấn là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc thời Trần. Ông được biết đến là người có công lớn trong việc đánh bại giặc Mông - Nguyên xâm lược.
Trần Quốc Tuấn sinh năm 1231?, mất năm 1300. Ông là con trai của thân vương An Sinh Vương - Trần Liễu. Ông sinh ra trong một thời kì “hỗn loạn” của nhà Trần. Năm 1285 và năm 1287, quân Nguyên - Mông xâm lược nước ta, lần nào ông cũng được Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân, cả hai lần đều thắng lợi vẻ vang. Vào đời vua Trần Anh Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp (nay là xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) rồi mất ở đấy. Nhân dân tôn thờ ông là Đức thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều trên đất nước.
Sự việc có thật liên quan đến Trần Quốc Tuấn mà tôi ấn tượng là viết Hịch tướng sĩ. Bài hịch do Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai (1285).
Nội dung của Hịch tướng sĩ đã phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Tác giả còn thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí kiên quyết chiến thắng kẻ thù xâm lược.
Trần Quốc Tuấn đưa ra những tấm gương thể hiện sự trung thành của các vị tướng thời trước. Sau đó, ông nêu lên tội ác của quân giặc, bộc lộ nỗi lòng của mình trước hoàn cảnh của đất nước. Ông chỉ ra sự sai trái trong hành động, suy nghĩ của các tướng sĩ. Cuối cùng, ông đưa ra lời kêu gọi tướng sĩ học tập theo “Binh thư yếu lược”.
Có thể khẳng định, Trần Quốc Tuấn là một vị anh hùng của dân tộc. Ông là tấm gương cho thế hệ sau học tập và noi theo.
Bài tập 9 trang 28 vbt Lịch sử và địa lí 5 tập 1 cd
Sưu tầm tư liệu và kể một câu chuyện về một nhân vật tiêu biểu của Triều Trần mà em yêu thích.
Giải chi tiết:
Sinh thời, cha Trần Quốc Tuấn là Trần Liễu và Trần Cảnh, tức vua Trần Thái Tông có mối bất hòa không đợi trời chung (Trần Liễu là anh ruột Trần Cảnh). Trước khi mất, Trần Liễu nắm tay con trai dặn rằng phải cướp được ngôi vua. Sau khi bị quân và dân nhà Trần đánh bại vào năm 1258, lúc này quân Mông Cổ đã chiếm được nhà Tống ở Trung Quốc và thiết lập triều Nguyên nên chuẩn bị binh lực đánh phục thù nước Đại Việt. Khi ấy, Trần Quốc Tuấn là Quốc công tiết chế, Trần Quang Khải (con trai thứ 3 của Trần Thái Tông) là Thượng tướng Thái sư triều đình, hai người là con chú con bác ruột. Để thử lòng các con, Trần Quốc Tuấn đem lời dặn dò trăn trối của cha hỏi hai thuộc hạ thân tín là Yết Kiêu và Dã Tượng, cả 2 người đã can Trần Quốc Tuấn không nên làm như thế: “Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu”. Trước tấm lòng trung quân ái quốc của hai vị tướng tâm phúc, Trần Quốc Tuấn đã cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người. Ông đem chuyện này hỏi con trai là Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn, Trần Quốc Nghiễn đã thưa với cha rằng dẫu khác họ cũng không ai làm vậy huống gì anh em cùng một họ. Lại một hôm, ông đem chuyện này hỏi người con thứ là Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, Quốc Tảng khuyên cha hãy nhân cơ hội này giành lại ngôi vua. Quá tức giận, ông rút gươm kể tội con trai và cho rằng Quốc Tảng là loạn thần tặc tử. Trần Quốc Nghiễn đã dập đầu xin cha tha tội cho em, ông đồng ý tha cho nhưng truyền lệnh sau khi ông mất đậy nắp quan tài mới cho Quốc Tảng vào viếng. Khi giặc Nguyên vào cướp nước ta, Trần Quốc Tảng được giao trấn giữ Hải Ninh - An Bang và có công lao lớn, vì vậy năm 1289, ông được phong làm Tiết độ sứ. Địa danh Cửa Ông ở Quảng Ninh hiện nay chính là tên người dân gọi ông một cách tôn kính.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải VBT Lịch sử và địa lí 5 cánh diều , Giải VBT Lịch sử và địa lí 5 CD, Giải VBT Lịch sử và địa lí 5 bài 10: Triều Trần và kháng chiến chống
Bình luận