Giải siêu nhanh Công nghệ 4 Chân trời bài: Ôn tập phần 2 Thủ công kĩ thuật

Giải siêu nhanh bài Ôn tập phần 2 Thủ công kĩ thuật sách Công nghệ 4 Chân trời sáng tạo. Bài giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa mới. Với phương pháp giải tối giản, hi vọng học sinh sẽ tiếp cận nhanh bài làm mà không phải mất quá nhiều thời gian.

Câu 1. Em hãy giới thiệu về bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.

Trả lời:

Them em, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật chia các chi tiết và dụng cụ thành 7 nhóm chính:

  1. Các tấm nền (Gồm 8 chi tiết)

  2. Các loại thanh thẳng (Gồm 8 chi tiết)

  3. Các thanh chữ U và chữ L (Gồm 4 chi tiết)

  4. Bánh đai, bánh xe và các chi tiết khác (Gồm 4 chi tiết)

  5. Các loại trục (Gồm 4 chi tiết)

  6. Ốc, vít và vòng hãm (Gồm 5 chi tiết)

  7. Cờ-lê, tua-vít (Gồm 2 chi tiết)

Câu 2. Em hãy nêu các bước lắp ghép mô hình cầu vượt.

Trả lời:

Với các kiến thức được học, em biết được có 3 bước lắp ghép mô hình cầu vượt là: lắp ghép thân cầu, lắp ghép mặt cầu, lắp ghép hoàn chỉnh và kiểm tra mô hình.

Câu 3. Em hãy kể tên một số đồ chơi dân gian mà em biết.

Trả lời:

Một số đồ chơi dân gian mà em biết là: kéo co, ô ăn quan, tò he, cướp cờ, đánh chuyền và rồng rắn lên mây.

Câu 4. Em hãy nêu các bước thả diều.

Trả lời:

Theo em, thả diều bao gồm 4 bước sau: 

Bước 1: Chuẩn bị diều.  

  • Mua hoặc tự làm một chiếc diều với giấy, que tre hoặc nhựa cứng

  • Chuẩn bị dây thừng để kéo diều.

Bước 2: Chọn địa điểm phù hợp. 

  • Chọn một khu vực rộng, không có cây cối, cột điện hoặc các vật cản khác. 

  • Chọn một ngày có gió nhẹ đến trung bình để diều có thể bay cao và ổn định.

Bước 3: Kéo diều lên. 

  • Đặt diều trên mặt đất và giữ chặt dây thừng. 

  • Chạy ngược hướng gió và buông diều ra khi đã có đủ lực gió. 

  • Sau đó, thả dần dây thừng ra để diều bay cao hơn.

Bước 4: Điều khiển diều. 

  • Điều khiển hướng và độ cao của diều bằng cách kéo hoặc buông dây thừng. Hoặc tạo ra các động tác bay cho diều bằng cách kéo dây thừng mạnh hoặc nhẹ.

Bước 5. Thu diều và bảo quản diều:

  • Cuộn dây diều lại từ từ, kết hợp đi về phía diều cho đến khi diều hạ cánh an toàn.

  • Bảo quản diều cẩn thận.

Câu 5. Em hãy kể tên các vật liệu thường dùng để làm đồ chơi dân gian.

Trả lời:

Theo em, các vật liệu thường dùng để làm đồ chơi dân gian là: 

  • Tre

  • Nứa 

  • Giấy

  • Đất sét 

  • Đất nun 

Câu 6: Em hãy nêu các bước làm diều giấy.

Trả lời:

Theo em, các bước làm diều giấy là: 

Bước 1: chuẩn bị vật liệu, dụng cụ.

Bước 2: làm thân diều

Bước 3: làm đuôi diều 

Bước 4: gắn dây cho diều

Câu 7. Em hãy lựa chọn một đồ chơi dân gian có ở địa phương và nêu các bước làm đồ chơi đó.

Trả lời:

Em lựa chọn đèn ông sao và cách làm đèn lồng ông sao như sau:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

  • 10 thanh tre vót dẹp, mỏng, dài khoảng 50 cm/thanh (độ dài cần đều nhau).

  • 5 thanh tre dẹp dài 8 cm/thanh.

  • Hồ dán.

  • Giấy kiếng màu bé yêu thích.

  • Kéo, kềm, dây kẽm mỏng.

Bước 2: Tạo khung hình ông sao

  • Nối 10 thanh tre dài đã chuẩn bị thành 2 hình ông sao 5 cánh, cố định các đầu nối bằng dây kẽm cho chắc chắn.

  • Chồng 2 ngôi sao lên nhau rồi tiếp tục cố định 5 đầu nhọn của 2 ngôi sao lại bằng dây kẽm.

  • Dùng các đoạn tre ngắn chống vào các điểm giao nhau tạo thành hình ngũ giác ở giữa 2 ngôi sao để tạo khung xương hoàn chỉnh cho lồng đèn. Cố định chắc chắn các cây chống này để chúng không xê dịch khi dán giấy kiếng lên.

Bước 3:  Dán giấy kiếng cho lồng đèn

  • Trước tiên bôi hồ dán lên 2 mặt chính của ngôi sao (thực hiện từng mặt 1).

  • Cắt giấy kiếng to hơn phần cánh tam giác của ngôi sao rồi dán đè lên phần keo đã bôi trước đó. Để keo khô và cắt bỏ phần giấy thừa.

  • Thực hiện lần lượt với các ô trống còn lại của khung đèn, chừa lại 2 ô đáy và 2 ô bên trên để châm đèn cầy cho lồng đèn và để thông khí.

Bước 4: Trang trí cho lồng đèn ngôi sao 

  • Dựa vào nhu cầu mà ta có thể tự trang trí cho lồng đèn thêm đặc sắc hơn.

Giải siêu nhanh Công nghệ 4 Chân trời bài: Ôn tập phần 2 Thủ công kĩ thuật

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác