Giải SBT ngữ văn 7 cánh diều bài 6: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2)

Hướng dẫn giải bài 6: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) trang 12 SBT Ngữ văn 7 tập 2. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.

Câu 1: Trường hợp nào cần bị phê phán trong việc sử dụng câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” ?

A. Phê phán hiện tượng lãng phí đất

B. Đề cao giá trị của đất ở một vùng đất được ưu đãi về thời tiết, địa hình nên dễ trồng trọt, làm ăn.

C. Cổ vũ mọi người khai thác các nguồn lợi từ đất một cách bừa bãi

D. Kêu gọi mọi người hãy tiết kiệm và bảo vệ đất.

Câu 2: Dòng nào không phải là đặc điểm về hình thức của câu tục ngữ ?

A. Ngắn gọn.

B. Thường có vần, nhất là vần chân

C. Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung

D. Lập luận chặt chẽ giàu hình ảnh.

Câu 3: Đối tượng phản ánh của tục ngữ về con người và xã hội là gì ?

A. Là các quy luật của tự nhiên

B. Là quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người.

C.Là con người với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có.

D.Là thế giới tình cảm phong phú của con người.

Câu 4: Tục ngữ về con người và xã hội được hiểu theo những nghĩa nào ?

A.Cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

B. Chỉ hiểu theo nghĩa đen.

C. Chỉ hiểu theo nghĩa bóng.

D. Cả A,B,C đều sai.

Câu 5: Đặc điểm nổi bật về hình thức của tục ngữ về con người và xã hội là gì ?

A. Diễn đạt bằng hình ảnh so sánh

B. Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ

C. Từ và câu có nhiều nghĩa.

D. Cả 3 ý trên.

Câu 6: Nội dung của hai câu tục ngữ “ Không thầy đố mày làm nên” và “ Học thầy không tày học bạn” có mối quan hệ như thế nào ?

A. Hoàn toàn trái ngược nhau

B. Bổ sung ý nghĩa cho nhau

C. Hoàn toàn giống nhau

D. Gần nghĩa với nhau

II. Tự luận

Câu 1. (2 điểm) Bài “Một số câu tục ngữ Việt Nam” được chia làm mấy phần và nội dung chính là gì?

Câu 2. (2 điểm) Phân tích câu tục ngữ 5.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
Đáp ánCDCADB

2. Tự luận

Câu 1:

Bài “Một số câu tục ngữ Việt Nam” được chia làm 2 phần:

+ Phần 1: 8 câu tục ngữ đầu : Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

+ Phần 2: Còn lại: Tục ngữ về con người và xã hội

Câu 2:

Nội dung câu tục ngữ “Nuôi lợn ăn nằm, nuôi tằm ăn đứng”:

- Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng là câu tục ngữ muốn nói lên sự vất vả của nghề nuôi tằm, đối nghịch lại với sự nhàn hạ của việc nuôi lợn.

- Nuôi lợn ăn cơm nằm: chỉ việc nuôi lợn thì nhàn nhã, người nuôi không tất bật, hối hả, nên có thời gian ăn cơm một cách thoải mái, ví với việc ăn cơm nằm.

- Nuôi tằm ăn cơm đứng: chỉ sự tất bật, vất vả của những người làm nghề nuôi tằm, suốt ngày phải chầu chực bên nong tằm, đến mức thời gian thoải mái ăn bữa cơm cũng không có, mà phải "ăn cơm đứng" mà túc trực những nong tằm.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Ý nào sau đây phản ánh đúng nghĩa của câu tục ngữ Nhất thì, nhì thục?

A. Kinh nghiệm trồng trọt: để đạt năng suất cao thì phải ưu tiên thứ nhất là cần cù, thứ nhì là chịu khó chăm sóc cho đất tơi xốp, màu mỡ.

B. Kinh nghiệm trồng trọt: để đạt năng suất cap thì ưu tiên hàng đầu là đúng thời vụ, sau đó cần cày bừa kĩ để làm cho đất tơi xốp, màu mỡ.

C. Người nông dân luôn mong đợi thời gian thu hoạch và mùa vụ được năng suất cao để cải trang cho cuộc sống.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Câu tục ngữ Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông truyền đạt kinh nghiệm gì?

A. Kinh nghiệm về hiện tượng thiên nhiên, thời tiết tối, sáng.

B. Kinh nghiệm về thời vụ, thích hợp để gieo trồng cho phù hợp. 

C. Kinh nghiệm về thời điểm, thích hợp để đánh bắt tôm, cá.

D. Kinh nghiệm về thời gian không thích hợp cho việc đánh bắt tôm, cá.

Câu 3: Câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm nhằm răn dạy điều gì?

A. Dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn, vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phần chất tốt đẹp.

B. Dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn, vất vả nhưng vẫn lạc quan yêu đời, không cần phải bận tâm, lo nghĩ nhiều.

C. Dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn, vất vả nhưng cuối cùng phải tắm rửa cho cơ thể thơm tho mỗi ngày.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 4: Ý nào dưới đây không phải nghĩa của câu tục ngữ Chết trong hơn sống đục?

A. Chết vì lí tưởng cao đẹp, chết vì lí tưởng vĩ đại.

B. Không chịu sống một cách nhục nhã, hèn hạ.

C. Lối sống cao đẹp, vĩ đại của con người.

D. Muốn chết ở nơi cao sang, không chịu cuộc sống hèn.

Câu 5: Biện pháp tu tư nào dưới đây được sử dụng trong câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây?

A. So sánh.

B. Ẩn dụ.

C. Chơi chữ.

D. Nhân hóa.

Câu 6: Đức tính nào được phản ánh trong câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim?

A. Siêng năng.

B. Trung thực.

C. Dũng cảm.

D. Khiêm nhường.

Câu 8: (Câu hỏi 5, SGK): Hãy nêu một câu tục ngữ mà em thấy có ích đối với cuộc sống của chính mình.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT Văn 7 tập 2 cánh diều, giải SBT Ngữ văn 7 cánh diều, soạn sách bài tập Ngữ văn 7 cánh diều tập 2 bài 6 : Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2).

Bình luận

Giải bài tập những môn khác