Giải SBT ngữ văn 7 cánh diều bài 6: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1)

Hướng dẫn giải bài 6: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1) trang 9 SBT Ngữ văn 7 tập 2. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.

Câu 1: Nội dung những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói về điều gì ?

A. Các hiện tượng thuộc về quy luật tự nhiên

B. Công việc lao động sản xuất của nhà nông.

C. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người

D. Những kinh nghiệm quý báu của nhân dân lao động trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất.

Câu 2: Những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì ?

A. Là bài học dân gian về khí tượng, là hành trang, “túi khôn” của nhân dân lao động, giúp cho họ chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng suất lao động

B. Giúp nhân dân lao động chủ động đoán biết được cuộc sống và tương lai của mình.

C. Giúp nhân dân lao động có một cuộc sống vui vẻ, nhàn hạ và sung sướng hơn.

D. Giúp nhân dân lao động sống lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và công việc của mình.

Câu 3: Em hiểu câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” như thế nào ?

A. Đề cao, khẳng định sự quý giá của đất đai.

B. Cuộc sống và công việc của người nông dân gắn với đất đai đồng ruộng, đất sản sinh ra của cải, lương thực nuôi sống con người, bởi vậy đối với họ, tấc đất quý như vàng.

C. Nói lên lòng yêu quý, trân trọng từng tấc đất của những người sống nhờ đất.

D. Cả ba ý trên.

Câu 4: Các câu tục ngữ trong bài học Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói riêng và tục ngữ nói chung nên được hiểu theo nghĩa nào ?

A. nghĩa đen.

B. Nghĩa bóng

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A, B và C đều sai

Câu 5: Những câu tục ngữ đồng nghĩa là những câu tục ngữ như thế nào ?

A. Có ý nghĩa gần giống nhau

B. Có ý nghĩa trái ngược nhau

C. Có ý nghĩa hoàn toàn giống nhau

D. Có ý nghĩa mâu thuẫn với nhau.

Câu 6: Câu tục ngữ nào trong các câu sau đồng nghĩa với câu

“Thâm đông, hồng tây, dựng mây. Ai ơi ở lại ba ngày hãy đi ?

A. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

B. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt

C. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa

D. Mống đông, vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật

II. Tự luận

Câu 1. (2 điểm) Nội dung của tục ngữ phản ánh điều gì? Nêu nguồn gốc hình thành của tục ngữ.

Câu 2. (2 điểm) Phân tích câu tục ngữ 4

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
Đáp ánDADACD

2. Tự luận

Câu 1:

- Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội loài người, hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc.

- Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân sáng tác; ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài.

Câu 2:

Nội dung câu tục ngữ: “Tấc đất tấc vàng”

- Đất được coi quý ngang vàng.

- Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước (diện tích). Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất (diện tích hay thể tích). Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu ly để cân đong). Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).

- Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn.

- Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả).

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Phương án nào dưới đây là khái niệm của thể loại tục ngữ?

A. Là những câu ca truyền miệng không theo một điệu nhất định, nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc trữ tình của người xưa.

B. Là những câu hỏi dân gian ngắn gọn, hàm súc, thường có vần điệu, có hình ảnh, nhằm đúc kết kinh nghiệm về thế giới tự nhiên và đời sống con người.

C. Là một tổ hợp từ cố định, được sản sinh trong quá trình giao tiếp giữa người với người.

D. Là tập hợp các từ ngữ có tính tượng hình, tượng trưng, thường dùng để chỉ các khái niệm, có cái nhìn tổng quát.

Câu 2: Việc sử dụng tục ngữ trong giao tiếp có lợi ích ra sao?

A. Giúp cho lời ăn tiếng nói thêm sâu sắc, sinh động, có tính biểu cảm cao.

B. Giúp cho lời ăn tiếng nói lôi cuốn hơn, để đưa đẩy, rào đón người nghe.

C. Giúp chọn lời nói kính đáo, bóng gió, không cho người nghe hiểu rõ ngày ý của người nói.

D. Giúp cho lời nói nhẹ nhàng, bay bổng, nhằm diễn tả thế giới tâm tình của người nói. 

Câu 3: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội bao gồm những đối tượng nào?

A. Là các quy luật của tự nhiên.

B. Là quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người.

C. Là con người với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có.

D. Tất cả các đối tượng trên.

Câu 4: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động có ý nghĩa gì?

A. Là bài học dân gian để giúp người dân lao động suy đoán được cuộc sống và tương lai của chính mình.

B. Là bài học dân gian để giúp người dân lao động nâng cao tinh thần lạc quan, yêu đời trong lao động, sản xuất.

C. Là bài học dân gian về khí tượng để giúp người dân lao động chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng suất lao động.

D. Tất cả các phương án trên đều sai.

Câu 5: Câu nào sau đây không phải là tục ngữ?

A. Thương người như thể thương thân.

B. Tấc đất tất vàng.

C. Một mặt người bằng mười mặt của.

D. Đẹp như tiên.

Câu 6: (Câu hỏi 3, SGK): Các câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động đã phản ánh những kinh nghiệm gì? Những kinh nghiệm ấy có vai trò như thế nào đối với người lao động?

Câu 7: (Câu hỏi 4, SGK): Các câu tục ngữ về con người, xã hội muốn nhắn gửi mọi người điều gì?

Câu 8: (Câu hỏi 6, SGK): Theo em, các câu tục ngữ trên có còn hữu ích với cuộc sống ngày nay hay không? Hãy nêu một câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động và một câu tục ngữ về con người, xã hội mà em thấy vẫn còn có ích với cuộc sống ngày nay.

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT Văn 7 tập 2 cánh diều, giải SBT Ngữ văn 7 cánh diều, soạn sách bài tập Ngữ văn 7 cánh diều tập 2 bài 6 : Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1).

Bình luận

Giải bài tập những môn khác