Giải SBT Lịch sử 11 cánh diều bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Giải chi tiết sách bài tập Lịch sử 11 cánh diều bài 7 Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1. Ý nào sau đây không thể hiện vị trí địa chiến lược quan trọng của Việt Nam?

A. Nằm giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. 

B. Kiểm soát tuyến đường giao thông, giao thương lâu đời giữa Ấn Độ và Đông Nam Á. 

C. Nằm ở vị trí cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo.

D. Nằm ở cầu nối giữa lục địa Á –  u và châu Đại Dương.

Câu 2. Trong lịch sử Việt Nam, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò quyết định đối với

A. sự tồn vong của quốc gia, dân tộc. 

B. tính chất của bộ máy nhà nước và chính sách đối nội, đối ngoại.

C. chiều hướng phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội. 

D. tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước.

Câu 3. Các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam có tác động lớn đến

A. quá trình hình thành quốc gia, dân tộc; tiến trình lịch sử dân tộc. 

B. lịch sử hình thành các tộc người; tiến trình lịch sử các vương triều.

C. quá trình hình thành đơn vị hành chính; tiến trình lịch sử các tộc người.

D. lịch sử hình thành các vương triều; tính chất xã hội và công cuộc xây dựng đất nước.

Câu 4. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa quan trọng trong việc 

A. tạo nên tinh thần sáng tạo trong lao động, sản xuất của người Việt.

B. xây dựng tinh thần cần cù trong lao động của người Việt. 

C. phát triển truyền thống yêu chuộng hoà bình của người dân Việt Nam.

D. hình thành, phát triển truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. 

Câu 5. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam là

A. tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất của người Việt.

B. lòng nhân ái, yêu chuộng hoà bình của người Việt.

C. nghệ thuật quân sự sáng tạo, sự chỉ huy tài tình của binh sĩ. 

D. tinh thần cần cù, sáng tạo của các tầng lớp nhân dân.

Câu 6. Trong quá trình xâm lược Việt Nam, các thế lực ngoại xâm phải đối diện với khó khăn nào sau đây?

A. Bị tấn công ngay khi tiến vào lãnh thổ đối phương. 

B. Không có bản đồ, không nắm được thế chủ động.

C. Thường xuyên bị dịch bệnh, gây thiệt hại về quân số.

D. Không thông thuộc địa hình, không quen thuỷ thổ.

Câu 7. Chọn các cụm từ cho sẵn sau đây đặt vào vị trí đánh số trên sơ đồ để thể hiện thời gian diễn ra các cuộc kháng chiến trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XVIII: 

A. kháng chiến chống quân Tống thời Lý, 

B. kháng chiến chống quân Thanh, 

C. kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, 

D. kháng chiến chống quân Tống thời Tiền Lê, 

E. kháng chiến chống quân Xiêm, 

G. kháng chiến chống quân Nam Hán.

938 -> (2) 981 -> (3) 1075 - 1077 -> (4) 1258 - 1288 -> (5) 1785 -> (6) 1789

Câu 8. Chọn các từ cho sẵn sau đây đặt vào vị trí đánh số trong đoạn thông tin để thể hiện diễn biến chính cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ đầu thế kỉ XV: 

A. Tây Đô, 

B. Kỳ La, 

C. Lâm An, 

D. Đông Đô,

E. Đa Bang.

Quân Minh đánh chiếm thành ... (1) rồi tiến về ... (2) (Thăng Long). Quân nhà Hồ buộc phải rút về thành ... (3) (Thanh Hoá). Kháng cự thất bại, Hồ Quý Ly chạy vào trấn ... (4) (Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay) và bị bắt tại cửa biển ... (5) (nay thuộc huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh). Cuộc kháng chiến chống quân Minh thất bại.

Câu 9. Ghép các địa danh diễn ra những trận thắng lớn ở cột B với tên cuộc kháng chiến ở cột A sao cho phù hợp.

Cột A

Cột B

1. Kháng chiến chống quân Tống (1075 - 1077)

A. Rạch Gầm - Xoài Mút

2. Kháng chiến chống quân Thanh (1789)

B. Bạch Đằng

3. Kháng chiến chống quân Mông Cổ (1258)

C. Như Nguyệt

4. Kháng chiến chống quân Xiêm (1785)

D. Tây Kết, Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương, Thăng Long (Hà Nội)

5. Kháng chiến chống quân Nguyên (1285)

E. Đông Bộ Đầu

6. Kháng chiến chống quân Nam Hán (938)

G. Ngọc Hồi - Đống Đa

Câu 10. Quan sát Hình 2 kết hợp với kiến thức đã học, hãy:

  1. Cho biết tại sao nhà Lý lại đặt phòng tuyến ở vị trí đó?

  2. Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075 - 1077)

Câu 11. Quan sát Hình 3 và trả lời câu hỏi.

Quan sát Hình 3 và trả lời câu hỏi.

a, Cho biết đây là hình ảnh về lễ hội nào?

b, Tìm hiểu và giới thiệu về lễ hội đó.

Câu 12. Chọn các cụm từ cho sẵn sau đây đặt vào vị trí đánh số trên sơ đồ để thể hiện diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (1287 – 1288). 

A. Hơn 30 vạn quân Nguyên chia làm 3 cảnh, tràn vào Đại Việt theo hai đường thuỷ, bộ.

B. Thoát Hoan dẫn quân lui về Vạn Kiếp rồi thảo chạy về nước.

C. Quân Nguyên bị quân Đại Việt tập kích ở nhiều nơi. 

D. Quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy chiếm đóng Vạn Kiếp rồi tiến đánh Thăng Long, nhưng lại rơi vào tình trạng thiếu lương thực. 

E. Trận Bạch Đằng, cảnh quân Nguyên do Ô Mã Nhi chỉ huy bị tiêu diệt.

(1)

Tháng 1 - 1288

(3)

Tháng 3 - 1288

(5)

Cuối năm 1287

(2)

Tháng 2 - 1288

(4)

Tháng 4 - 1288

Hình 4. Sơ đồ thể hiện diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (1287 - 1288)

Câu 13. Đọc đoạn tư liệu sau, hãy cho biết nội dung đoạn tư liệu đề cập đến tác động của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lĩnh vực nào.

“Trong kháng chiến chống ngoại xâm, nhất là đối với một kẻ thù hung bạo và có tiềm lực mạnh, tổ tiên chúng ta còn phải chú ý đặc biệt đến việc củng cố nội bộ lãnh thổ. Phải xây dựng đường sá, cầu cống, vét sông, khơi nguồn thường xuyên để có thể nhanh chóng chuyển quân rút lui chiến lược hay tổng phản công nhanh chóng…”.

(Trương Hữu Quýnh, “Tác dụng của kháng chiến chống ngoại xâm đối với sự hình thành của dân tộc Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 5, 1981, tr.23)

Câu 14. Đọc đoạn tư liệu sau và trả lời câu hỏi.

Trong quân bày rượu tấu nhạc, đang đêm bằng cả tin báo quân Nguyễn Huệ đã đến nơi, mới hốt hoảng chống cự. Quân địch dùng voi chở đại pháo xung phả quân ta, quân ít không địch nổi sổ động, trong đêm đen tự dẫm đạp lên nhau mà chạy.... Tôn Sĩ Nghị đoạt đường vượt sông Phú Lương, rồi lập tức chặt cầu phao để đoạn hậu, vì vậy những quân còn lại trên bờ, Đề đốc Hứa Thế Hanh, Tổng binh Trương Triều Long, cùng quan quân phu dịch hơn vạn người, đều chen nhau chết đuối cả. 

(Thanh sử cảo, Quyển 527, dẫn theo: Châu Hải Đường, An Nam truyện, ghi chép vạn Việt Nam trong chính sử Trung Quốc xưa, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2018, tr.141)

  1. Đoạn tư liệu phản ánh điều gì về quân Thanh trong trận Ngọc Hồi – Đồng Đại 
  2. Chỉ ra những từ khóa thể hiện điều đó trong đoạn tư liệu.

Câu 15. Quan sát Hình 5, trình bày diễn biến trận Ngọc Hồi - Đống Đa.

Quan sát Hình 5, trình bày diễn biến trận Ngọc Hồi – Đống Đa

Câu 16. Hoàn thành bàng theo mẫu sau vào vở để thể hiện nguyên nhân không thành công của các cuộc kháng chiến chống quân Triệu (thế kỉ II TCN), chống quân Minh (đầu thế kỉ XV) và chống thực dân Pháp (nửa sau thế kỉ XIX).

Cuộc kháng chiến

Nguyên nhân không thành công

Chống quân Triệu

?

Chống quân Minh

?

Chống thực dân Pháp

?

Câu 17. Chọn các câu cho sẵn sau đây đặt vào vị trí đánh số trên sơ đồ để thể hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nửa sau thế kỉ XIX. 

A. Pháp tấn công thành Gia Định, đánh chiếm các tỉnh miền Đông Nam Kì.

B. Liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng. 

C. Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất; chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất.

D. Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ hai, chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai. 

E. Triều đình Huế và Pháp kí Hiệp ước Hác-măng và Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

G. Pháp đánh chiếm các tỉnh miền Tây Nam Kì. Phong trào kháng chiến của nhân dân tiếp tục diễn ra mạnh mẽ.

(1)

1859 - 1862

(3)

1873

(5)

1883 - 1884

1858

(2)

1867

(4)

1882 - 1883

(6)

Hình 6. Sơ đồ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nửa sau thế kỉ XIX

Câu 18. Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075 – 1077), việc nhà Lý chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách đề nghị giảng hoà khi quân Tống đang rơi vào tình thế khó khăn, bế tắc cho thấy điều gì?

Câu 19. Quan sát Hình 7, hãy cho biết vì sao tại Khu di tích Bạch Đằng Giang (huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng) lại dựng tượng đài Lê Đại Hành, Ngô Quyền, Trần Quốc Tuấn.

Câu 19. Quan sát Hình 7, hãy cho biết vì sao tại Khu di tích Bạch Đằng Giang (huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng) lại dựng tượng đài Lê Đại Hành, Ngô Quyền, Trần Quốc Tuấn.

Câu 20. Giải thích vì sao tính chính nghĩa là một trong những nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam? 

Câu 21. Quan sát Hình 8, kết hợp nội dung sách giáo khoa và tìm hiểu thêm từ những tài liệu khác, hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về Lý Thường Kiệt.

hình 8

Câu 22. Tìm hiểu và cho biết một số câu nói nổi tiếng của các tướng lĩnh / người chỉ huy trong lịch sử các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của Việt Nam từng năm 1945.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải sách bài tập lịch sử 11 cánh diều, Giải SBT lịch sử 11 CD, Giải sách bài tập lịch sử 11 CD bài 7 Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Bình luận

Giải bài tập những môn khác