Giải SBT HĐTN 8 Chân trời bản 2 Chủ đề 6 Đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro

Giải chi tiết sách bài tập Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 Chân trời bản 2 Chủ đề 6 Đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

HOẠT ĐỘNG 1:

Sưu tầm tài liệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra tại địa phương trong một số năm

1. Thảo luận nhóm và ghi lại những nội dung cần sưu tầm tài liệu về thiên tại và thiệt hại do thiên tai gây ra tại địa phương trong một số năm.

Trả lời:

Năm 2020, thiên tai diễn ra không theo quy luật, dị thường, khốc liệt... Đặc biệt, từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 11/2020, bão, lũ xảy ra liên tiếp tại khu vực miền Trung với cường độ rất mạnh, trên phạm vi rộng đã gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống và sản xuất của hàng triệu người dân trên địa bàn.

Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, từ đầu năm đến nay, ở nước ta đã xảy ra 16 loại hình thiên tai, cụ thể: 13 cơn bão trên biển Đông; 264 trận dông, lốc, mưa lớn trên 49 tỉnh, thành phố, trong đó 9 đợt có diện rộng tại 21 tỉnh, thành phố Bắc Bộ và Trung Bộ; 120 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất; đặc biệt là đợt mưa lũ lớn lịch sử từ ngày 6-22/10 tại khu vực Trung Bộ; 86 trận động đất, trong đó có 2 trận động đất với rủi ro thiên tai cấp 4 (tại Mường Tè, Lai Châu ngày 16/6 với độ lớn 4.9; tại Mộc Châu, Sơn La ngày 27/7 với độ lớn 5.3); hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại Đồng bằng sông Cửu Long…

356 người chết và mất tích, nhiều thiệt hại về tài sản

Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, tính đến ngày 4/12/2020, thiên tai đã làm 356 người chết, mất tích (291 người chết, 64 người mất tích) và 876 người bị thương; 3.427 nhà sập, 333.084 nhà bị hư hại, tốc mái, di dời khẩn cấp; 511.172 lượt nhà bị ngập; 198.374ha lúa và hoa màu bị thiệt hại; 51.923 gia súc và 4,11 triệu gia cầm chết, bị lũ cuốn trôi; 787km đê kè, kênh mương bị sạt lở, hư hỏng; 272,5km bờ biển, sông bị sạt lở; 1.190km đường giao thông bị sạt lở hư hỏng; khối lượng đất, đá sạt lở khoảng 4,1 triệu m3. Ước tính thiệt hại hơn 35.181 tỷ đồng.

[Thủ tướng yêu cầu thực hiện các giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai]

Trong gần 2 tháng, khu vực duyên hải miền Trung đã chịu ảnh hưởng dồn dập của 9 cơn bão (từ số 5 đến số 13) và 2 áp thấp nhiệt đới. Trong đó, cơn bão số 9 đã đạt đến cấp siêu bão và được đánh giá mạnh nhất trong 20 năm qua với gió cấp 14, giật cấp 17, thời gian lưu gió mạnh lên đến 6-7giờ; bão đổ bộ trùng với thời điểm triều cường đã tàn phá và gây thiệt hại nặng nề.

Do ảnh hưởng dồn dập của các cơn bão, kết hợp với hình thái thời tiết cực đoan, dị thường đã gây mưa lớn kéo dài tại khu vực miền Trung, đặc biệt tại 7 tỉnh, thành phố ven biển từ Nghệ An đến Quảng Ngãi với tổng lượng mưa phổ biến từ 1000-2500mm, nhiều nơi trên 3.000mm như Hướng Linh (Quảng Trị): 3.408mm, A Lưới (Thừa Thiên - Huế): 3.446mm.

Lượng mưa đặc biệt lớn xảy ra ở nhiều khu vực như tại thành phố Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) - 884mm/ngày, Kim Sơn (Hà Tĩnh) - 847mm; Ba Đồn (Quảng Bình) - 756mm; Hướng Linh (Quảng Trị) - 763mm/ngày; Thượng Nhật (Thừa Thiên - Huế) - 719mm/ngày.

Trên toàn bộ 16 tuyến sông chính khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên lũ đã vượt báo động 3, trong đó có 6 tuyến sông lũ đã vượt mức nước lũ lịch sử là sông Bồ (tỉnh Thừa Thiên - Huế); sông Hiếu, sông Thạch Hãn, sông Bến Hải (tỉnh Quảng Trị) và sông Kiến Giang, sông Nhật Lệ (tỉnh Quảng Bình). Lũ từ thượng nguồn đổ về cộng với mưa lớn trong khu vực và khả năng tiêu thoát lũ không kịp dẫn đến tình trạng ngập lụt trên diện rộng tại 7 tỉnh, thành phố từ Nghệ An đến Quảng Nam với nhiều đợt nối tiếp và thời gian kéo dài kỷ lục, nhiều nơi ngập kéo dài khoảng 15 ngày.

Cao điểm là vào ngày 12/10 và ngày 19/10 có trên 317 nghìn hộ (1,2 triệu nhân khẩu) phải chịu cảnh ngập lụt. Trong đó, Quảng Bình bị ngập gần như toàn tỉnh, đặc biệt lũ trên sông Kiến Giang đã vượt lũ lịch sử ở mức 0,95m và kéo dài 3 ngày, gây ngập lụt rất sâu tại hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy, có nơi ngập trên 5m.

Do mưa đặc biệt lớn kéo dài ngày kết hợp với địa hình đồi, núi dốc đã gây ra tình trạng sạt lở đất, lũ quét ở nhiều nơi. Các vụ sạt lở đất tại Nhà máy thuỷ điện Rào Trăng 3, Trạm Kiểm lâm số 67 ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế; huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị; xã Trà Leng, Trà Vân, huyện Nam Trà My và xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đã cướp đi sinh mạng của hàng chục người dân, cán bộ, chiến sỹ và phá hủy nghiêm trọng nhiều cơ sở hạ tầng.

Bão đổ bộ dồn dập, kết hợp triều cường, mưa lũ lớn kéo dài nên đã gây sạt lở nghiêm trọng tuyến biển dọc miền Trung, trong đó từ Nghệ An đến Phú Yên đã có 88 điểm bị sạt lở với tổng chiều dài 141km. Ngoài ra, hàng trăm km đê, kè cửa sông cũng bị sạt lở, hư hỏng.

Con số thống kê cho thấy, đây là một trong những đợt thiên tai nghiêm trọng và khốc liệt chưa từng có trong nhiều năm qua; tình trạng “bão chồng bão,” “lũ chồng lũ” đã tác động, ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động kinh tế xã hội, thiết chế hạ tầng ở tất cả các tuyến từ vùng biển đến đồng bằng, trung du và khu vực miền núi.

Chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đánh giá, triển khai thực hiện chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, ngay từ đầu năm 2020, các cấp, các ngành đã tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm kịp thời phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; đồng thời ưu tiên bố trí các nguồn lực để phòng, chống và khắc phục hậu quả, bảo đảm sớm ổn định sản xuất và đời sống cho người dân.

1.   Chia sẻ nguồn sưu tầm tài liệu mà em đã sử dụng.

Trả lời: Bài báo, thời sự, facebook

2.   Mô tả quá trình sưu tầm tài liệu của em

Trả lời: Lựa chọn địa điểm, thời gian để tiến hành sưu tầm

HOẠT ĐỘNG 2:

Viết báo cáo về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương trong một số năm

1. Đánh dấu v vào hình thức báo cáo mà em lựa chọn.

Hình thức báo cáo

Đánh dấu

1. Bài thuyết trình kết hợp với đoạn phim ngắn hoặc ảnh chụp

 

2. Tập san, áp phích

 

3. Bài báo cáo

 

4…………………………………………………………………………………….

 

Trả lời:

Hình thức báo cáo

Đánh dấu

1. Bài thuyết trình kết hợp với đoạn phim ngắn hoặc ảnh chụp

 

2. Tập san, áp phích

 

3. Bài báo cáo

v

4…………………………………………………………………………………….

 

2. Thực hiện viết báo cáo theo quy trình sau

a. Lập và hoàn thành bảng thông tin theo mẫu sau:

Loại thiên tai

Thời  gian xảy ra thiên tai

Nguyên nhân gây ra thiên tai

Thiệt hại gây ra cho địa phương

Tháng

Năm

 

Về người

Về tài sản

Thiệt hại khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Lập biểu đồ dựa theo số liệu đã thu thập( có thể chọn biểu đồ hình tròn, hình cột hoặc dạng biểu đồ khác mà em đã học)

c. Trình bày một số hình ảnh về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra

Trả lời:

Loại thiên tai

Thời  gian xảy ra thiên tai

Nguyên nhân gây ra thiên tai

Thiệt hại gây ra cho địa phương

Tháng

Năm

 

Về người

Về tài sản

Thiệt hại khác

Bão

8

2020

Biến đổi khí hậu

10

70 triệu

0

Lũ lụt

8

2020

Biến đổi khí hậu

5

150 triệu

0

-          Một số hình ảnh:

-           Ám ảnh những thiên tai tàn khốc trên thế giới trong năm 2019

1.   Trình bày báo cáo trước lớp và ghi lại nhận xét của thầy cô giáo và các bạn dành cho em

Trả lời: Thuyết trình rõ ràng, cần lấy số liệu thêm của các năm khác

Hoạt động 3:

1. Tìm hiểu một số biện pháp để phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai

Loại thiên tai

Biện pháp

 

 

Trả lời:

Loại thiên tai

Biện pháp

Biện pháp cơ bản ứngphó đối với bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, nước dâng, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy được quy định như sau:

- Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp;

 

- Di chuyển tàu thuyền, phương tiện nuôi trồng thuỷ sản trên biển, ven biển, trên sông ra khỏi khu vực nguy hiểm; tổ chức kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu hoặc thực hiện biện pháp khác để bảo đảm an toàn;

 

- Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng;

 

- Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất;

 

- Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng;

 

- Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trên sông, trên biển, khu vực và tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và khu vực nguy hiểm khác;

 

- Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai;

 

- Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán;

 

- Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai;

 

- Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai.

Biện pháp cơ bản ứng phó đối với hạn hán và xâm nhập mặn

- Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo và tình hình diễn biến hạn hán và xâm nhập mặn;

 

- Vận hành hợp lý hồ chứa nước, công trình cấp nước, ưu tiên cấp nước sinh hoạt; sử dụng tiết kiệm, chống thất thoát nước;

 

- Ưu tiên cung cấp điện và vật tư, nhiên liệu cần thiết cho các trạm bơm;

 

- Tổ chức quan trắc độ mặn, điều hành đóng mở cống lấy nước và ngăn mặn phù hợp với tình huống cụ thể.

Biện pháp cơ bản ứng phó đối với sương muối, rét hại

- Triển khai biện pháp chống rét cho người, đặc biệt cho đối tượng dễ bị tổn thương;

 

- Triển khai chống rét và bảo đảm nguồn thức ăn cho gia súc;

 

- Triển khai biện pháp bảo vệ cây trồng phù hợp.

2. Ghi lại kết quả thảo luận nhóm về cách đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tại ở các tình huống sau:

Tình huống 1:

Em cùng gia đình đang xem dự báo thời tiết và biết được thông tin về một cơn bão sắp đổ bộ vào khu vực em sinh sống.

Tình huống 2: Địa phương em xảy ra một đợt mưa lớn và kéo dài trong nhiều ngày. Nhà em cạnh sườn đồi có nguy cơ cao bị sạt lở.

Trả lời:

TH1: Chuẩn bị lương thực, thực phẩm,kiểm tra lại nhà cửa

TH2: Chuẩn bị lương thực, thực phẩm,kiểm tra lại nhà cửa. Đến nơi an toàn lánh nạn nếu cần thiết

3. Nêu tầm quan trọng của việc có hiểu biết về các biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro do thiên tai gây ra.

Trả lời:

Có hiểu biết giảm thiểu tối đa thiệt hài về người và tài sản

HOẠT ĐỘNG 4:

Lập và thực hiện kế hoạch truyền thông cho người dân địa phương về những biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai

1. Đánh dấu v vào hình thức truyền thông cho người dân địa phương về những biện pháp đề phòng thiên tai, giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai mà em lựa chọn và giải thích lí do.

Hình thức truyền thông

Đánh dấu

1. Truyền thông trực tiếp

 

2. Truyền thông trên mạng xã hội

 

3. Truyền thông qua tài liệu, áp phích

 

Truyền thông qua cuộc thi

 

5.

 

Giải thích:

Trả lời:

Hình thức truyền thông

Đánh dấu

1. Truyền thông trực tiếp

x

2. Truyền thông trên mạng xã hội

x

3. Truyền thông qua tài liệu, áp phích

x

Truyền thông qua cuộc thi

 

5.

 

Giải thích:

Tuyên truyền qua các phương diện giúp đảm bảo các thông tin tiếp cận gần, nhanh nhất đến địa phương, người dân

2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông về các biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.

KẾ HOẠCH TRUYỀN THỐNG

Mục tiêu:

 

Đối tượng:.

 

Thời gian:...

 

Địa điểm:...........

 

Người hỗ trợ: ....

 

Nội dung:..

 

Hình thức thực hiện: .......

 

Phân công thực hiện:.

Trả lời:

Trường THCS .....

Lớp: 8A2

KẾ HOẠCH

Nâng cao nhận thức cho người dân về các biện pháp phòng tránh và giảm nhẹ rủi ro do do lũ lụt gây ra

1. Mục tiêu

Nâng cao nhận thức của người dân địa phương về những biện pháp đề phòng lũ lụt nhằm chủ động ứng phó kịp thời để giảm nhẹ rủi ro do lũ lụt gáy ra.

2. Thời gian, địa điểm,

- Thời gian: Sáng thứ Bảy ngày...

- Địa điểm: Nhà văn hoá thôn
3. Người hỗ trợ

Người dân địa phương

4. Nội dung

Thời gian

Nội dung hoạt động

Biện pháp thực hiện

Người phụ trách

Ghi chú

Trước khi tổ chức

Mời người dân đến tham dự

Gửi thư mời kết hợp phát loa đến từng gia đình

Bạn Nam, Như, Anh

 

Từ 8h đến 8h30

Tập trung tại hội trường nhà văn hóa

- Sử dụng loa phát thanh

- Ổn định tổ chức

Bạn Dũng, Minh, Dung

 

Từ 8h30 đến 9h

Khởi động

- Văn nghệ chào mừng

- Đại diện phát biểu khai mạc

Bạn Nhung, Hoa

Người hỗ trợ

 

9h đến 9h30

Báo cáo nội dung: tình hình thiên tai lũ lụa

Đại diện báo cáo

Bạn Tuấn, Nhi

 

9h30 đến 9h45

Tiểu phẩm

Kịch bản: Phòng tránh thiên tai

Nhóm kịch

 

9h45 đến 10h30

Trao đổi, thảo luận

Tham gia các trò chơi, đặt câu hỏi

Người dẫn chương trình

 

10h30 đến 10h45

Tham gia phòng chống lũ lụt

Người dân hoàn thiện phiếu khảo sát

Toàn bộ người dân

 

10h45 đến 11h

Bế mạc

Tuyên bố bế mạc và cảm ơn.

 

 

4. Hình thức:

- Hình thức: Thuyết trình kết hợp với trưng bày các sản phẩm, hình ảnhliên quan.

- Phương pháp: Trò chơi, nhạc kịch, báo cáo tài liệu,...

3. Mô tả cách thức thực hiện kế hoạch truyền thông đã xây dựng.

Trả lời: Thực hiện trực tiếp tại địa phương

HOẠT ĐỘNG 5:

Tham gia hoạt động giáo dục đề phòng và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai

1. Viết tên các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức để đề phòng và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai vào bảng sau:

Tên hoạt động

Của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

 

 

Trả lời:

Tên hoạt động

Của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

Kêu gọi quyên góp ủng hộ

Huy động người dân và những thanh niên trong đội để đi giúp đỡ khắc phục hậu quả của thiên tai

2. Nêu tên và cách thức thực hiện các hoạt động em đã tham gia.

Trả lời: Kêu gọi ủng hộ:

Tham gia trực tiếp vào hoạt động

2.   Chia sẻ cảm nhận của em sau khi tham gia các hoạt động giáo dục theo chủ đề.

Trả lời:

Cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động: Vui vẻ, tự hào, hào hứng với các hoạt động. Mong muốn có thêm nhiều hoạt động để học sinh được tham gia và phát huy những điểm mạnh của bản thân.

HOẠT ĐỘNG 6:

Đánh giá kết quả trải nghiệm

1. Đánh dấu vào ô mức độ mà em đạt được ở mỗi nội dung đánh giá sau:

Nội dung

Tốt

Đạt

Chưa đạt

1. Xác định được các loại thiên tai thường gặp tại địa phương và thiệt hại do thiên tai gây ra.

 

 

 

2. Sưu tầm được tài liệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra tại địa phương trong một số năm.

 

 

 

3. Viết được báo cáo về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra tại địa phương trong một số năm dựa trên kết quả tài liệu đã sưu tâm

 

 

 

4. Lập và thực hiện được kế hoạch truyền thông cho người dân địa phương về những biện pháp để phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.

 

 

 

5. Tham gia các hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh về tuyên truyền các biện pháp để phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.

 

 

 

Trả lời:

Nội dung

Tốt

Đạt

Chưa đạt

1. Xác định được các loại thiên tai thường gặp tại địa phương và thiệt hại do thiên tai gây ra.

 

x

 

2. Sưu tầm được tài liệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra tại địa phương trong một số năm.

 

x

 

3. Viết được báo cáo về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra tại địa phương trong một số năm dựa trên kết quả tài liệu đã sưu tâm

 

x

 

4. Lập và thực hiện được kế hoạch truyền thông cho người dân địa phương về những biện pháp để phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.

 

 

 

5. Tham gia các hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh về tuyên truyền các biện pháp để phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.

 

x

 

 2. Viết ý kiến của các thành viên trong nhóm dành cho em.

Trả lời: Hoàn thành

3.Viết ý kiến của giáo viên dành cho cả lớp và cho cá nhân em (nếu có).

Trả lời: Hoàn thành

4. Viết ý kiến của bố mẹ, người thân dành cho em.

Trả lời: Hoàn thành

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải sách bài tập HĐTN 8 Chân trời bản 2, Giải SBT HĐTN 8 Chân trời bản 2, Giải sách bài tập HĐTN 8 Chân trời bản 2 Chủ đề 6 Đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro

Bình luận

Giải bài tập những môn khác