Giải SBT Địa lý 11 Chân trời bài 24 Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản

Giải chi tiết sách bài tập Địa lý 11 Chân trời sáng tạo bài 24 Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1. Dựa vào bảng 24 SGK trang 131, xác định thông tin đúng hoặc sai bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng.

Thông tin

Đúng

Sai

1. Trị giá xuất, nhập khẩu của Nhật Bản tăng liên tục trong giai đoạn 2010 – 2020.

  

2. Cán cân xuất nhập khẩu của Nhật Bản luôn xuất siêu liên tục trong giai đoạn 2010 – 2020.

  

3. Dạng biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện trị giá xuất, nhập khẩu của Nhật Bản, giai đoạn 2000 – 2020 là biểu đồ cột.

  

4. Dạng biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu trị giá xuất, nhập khẩu của Nhật Bản, giai đoạn 2000 – 2020 là biểu đồ tròn.

  

Câu 2. Đọc đoạn thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi.

Nhật Bản là đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam. Về thương mại, Nhật Bản là đối tác lớn thứ 4 của Việt Nam với tổng kim ngạch đầu hàng xuất, nhập khẩu giữa hai nước đạt 39,6 tỉ USD (năm 2020), chiếm 7,3% tổng trị giá xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Các nhóm hàng xuất khẩu sang Nhật Bản đạt kim ngạch lớn là hàng dệt may; máy móc, thiết bị, phụ tùng; phương tiện vận tải;... Việt Nam nhập khẩu các sản phẩm từ Nhật Bản như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; sắt thép và phế liệu sắt thép...

Về đầu tư, tính đến tháng 12 năm 2020, Nhật Bản đứng thứ 2/140 quốc gia và vùng lãnh thổ về đầu tư FDI vào Việt Nam với 4 641 dự án đầu tư (chiếm 14,0% tổng số dự án), tổng vốn kí hơn 60,5 tỉ USD (chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư FDI). Các dự án của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam đã được triển khai trên 19 ngành, lĩnh vực, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như công nghiệp chế biến, chế tạo, kinh doanh, bất động sản, xây dựng, bán buôn bán lẻ,...

Nhật Bản cũng là nhà tài trợ ODA lớn nhất Việt Nam, chiếm từ 30% đến 35% tổng vốn ODA cam kết. Vốn ODA được ưu tiên sử dụng cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.

(Nguồn dangcongsan 2022)

1. Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ mấy của Việt Nam?

2. Nêu những mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chính giữa Việt Nam và Nhật Bản.

3. Cho biết tình hình đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam (vốn ODA, FDI, dự án, lĩnh vực đầu tư)

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: giải sbt Tiếng Việt 4 tập 2 sách mới, giải Tiếng Việt 4 tập 2 chân trời sáng tạo, giải Tiếng Việt 4 tập 2 ctst

Bình luận

Giải bài tập những môn khác