Bài tập 6. Đọc lại văn bản Bình Ngô đại cáo trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 19 – 20), đoạn từ”Xã tắc từ đây vững bền, đến “Ai nấy đều hay" và trả lời các câu hỏi:
1. Những từ ngữ nào trong đoạn văn thể hiện rõ việc tuyên bố chiến thắng và báo hiệu một thời kì mới của đất nước?
2. Nêu nhận xét khái quát về âm hưởng của đoạn văn.
3. Niềm tin vào tương lai xán lạn của dân tộc được thể hiện như thế nào?
4. Nội dung “tuyên ngôn” và lời tuyên bố độc lập trong đoạn kết bài Bình Ngô đại cáo hướng đến những đối tượng nào?
5. Tác phẩm Bình Ngô đại cáo gợi cho bạn liên tưởng đến những bản “tuyên ngôn độc lập” nào của dân tộc? Theo bạn, ý thức tự chủ dân tộc trong thời đại hôm nay được thể hiện ở những phương diện chính nào?
Bài tập 7. Đọc lại văn bản Bảo kính cảnh giới, bài 43 trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 22) và trả lời các câu hỏi:
1. Nêu ấn tượng chung của bạn về bức tranh thiên thiên mùa hè được thể hiện trong bài thơ.
2. Những từ ngữ, hình ảnh nào trong bốn câu thơ đầu cho thấy sự vận động của thời gian và cảnh vật?
3. Phân tích một vài nét đặc sắc trong cách cảm nhận thiên nhiên và nghệ thuật tả cảnh của tác giả.
4. Bạn cảm nhận được những nét đẹp nào của khung cảnh cuộc sống con người trong hai câu thơ 5 và 6?
5. Hai dòng thơ cuối thể hiện điều gì trong tư tưởng, tâm hồn của Nguyễn Trãi?
Bài tập 8. Đọc lại văn bản Dục Thuý sơn trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 24) và trả lời các câu hỏi:
1. Dựa vào gợi ý trong phần cước chủ cho bài thơ này ở SGK (tr. 24), hãy sưu tầm một bài thơ của tác giả khác cùng viết về núi Dục Thuý. Nêu cảm nhận của bạn về bài thơ đó.
2. Hãy nhớ lại cách phân chia bố cục của bài thơ này khi học ở trên lớp. Ngoài cách phân chia đó, theo bạn, còn có thể chia bố cục tác phẩm này theo cách nào? Nêu lí do bạn đề xuất cách phân chia như vậy.
3. Xác lập mô hình thanh điệu (theo luật) của bài thơ, chỉ ra điểm khác nhau về mô hình này giữa nguyên văn với bản dịch.
4. Theo bạn, câu thơ nào trong bài thể hiện rõ nhất sự liên tưởng – tưởng tượng của tác giả? Biện pháp tu từ nổi bật nhất được tác giả sử dụng trong câu thơ để biểu đạt sự liên tưởng – tưởng tượng là gì?
5. Sự hoài niệm của tác giả trước cảnh đẹp núi Dục Thuý gợi cho bạn suy nghĩ gì về đời sống tâm hồn của nhà thơ?
Bài tập 9. Đọc lại văn bản Ngôn chí, bài 3 trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 34) và trả lời các câu hỏi:
1. Xác định thể loại và nêu bố cục của bài thơ.
2. Nêu quan niệm sống được tác giả thể hiện trong hai câu thơ 3 và 4.
3. Hình dung về cuộc sống của nhân vật trữ tình trong bốn câu thơ cuối. Khoảnh khắc nào trong cuộc sống của nhân vật trữ tình gây ấn tượng nhất với bạn? Vì sao?
4. Chỉ ra một số yếu tố “phá cách” trong bài thơ. Chọn phân tích một yếu tố mà bạn thấy tâm đắc.
5. Bài thơ giúp bạn hiểu thêm điều gì về con người tác giả?
Bài tập 10. Đọc lại văn bản Bạch Đằng hải khẩu trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 35 – 36) và trả lời các câu hỏi:
1. Xác định đề tài, thi liệu và thể loại của tác phẩm.
2. Hình tượng thiên nhiên nơi cửa biển Bạch Đằng được miêu tả với những đặc điểm gì?
3. Phân tích cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bốn dòng thơ cuối.
4. Bài thơ mang đến cho bạn cảm nhận mới như thế nào về tâm hồn tác giả?
5. So sánh, nêu nhận xét về hình tượng thiên nhiên trong hai bài thơ Bảo kính cảnh giới, bài 43 và Bạch Đằng hải khẩu.
Bình luận