Giải ngắn gọn Địa lí 8 kết nối Chủ đề chung 1 Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long
Giải siêu ngắn bài Chủ đề chung 1 Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long sách lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
MỞ ĐẦU
Phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Cửu Long đã bồi đắp nên hai đông bằng châu thổ lớn nhất nước ta là đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Hai châu thổ được hình thành và phát triển như thế nào? Con người đã khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của các dòng sông chính trên châu thổ ra sao?
Trả lời:
Vùng châu thổ sông Hồng:
Quá trình hình thành và phát triển:
Hình thành từ quá trình bồi đắp phù sa, kết hợp với tác động của thuỷ triều và sóng biển.
Phù sa lắng đọng ở cửa sông => hình thành châu thổ.
Phù sa sông được bồi cao => Bồi đắp, hoàn chỉnh bề mặt châu thổ.
Quá trình khai khẩn, chế ngự:
Được con người khai phá từ lâu đời.
Điều tiết và chế ngự nguồn nước được quan tâm. -> Phát triển nền nông nghiệp trồng lúa nước.
Vùng châu thổ sông Cửu Long:
Quá trình hình thành và phát triển:
Không có hệ thống đê ven sông => Ngập nước vào mùa lũ => Bồi đắp phù sa.
Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hàm lượng phù sa giảm => Nhiều nơi ở ven biển bị sạt lở.
Quá trình khai khẩn, thích ứng:
Được khai phá từ thời vương quốc Phù Nam.
Gắn liền với quá trình con người thích ứng với tự nhiên.
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHÂU THỔ SÔNG HỒNG. CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG
a) Quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng
Nhiệm vụ 1:
CH: Dựa vào thông tin trong mục a, hãy trình bày quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng.
Trả lời:
Hình thành từ quá trình bồi đắp phù sa, kết hợp với tác động của thuỷ triều và sóng biển.
Phù sa lắng đọng ở cửa sông => hình thành châu thổ.
Phù sa sông được bồi cao => Bồi đắp, hoàn chỉnh bề mặt châu thổ.
b) Chế độ nước sông Hồng
Nhiệm vụ 2:
CH: Dựa vào thông tin mục b và hình 1.2, hãy mô tả chế độ nước sông Hồng.
Trả lời:
Lưu lượng nước trung bình từ tháng 6 – tháng 10 cao hơn lưu lượng trung bình năm => Mùa lũ.
Lưu lượng nước trung bình từ tháng 11 – tháng 5 (năm sau) thấp hơn lưu lượng trung bình năm => Mùa cạn.
=> Chế độ nước sông Hồng khá đơn giản, có 2 mùa lũ cạn rõ rệt.
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG. CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG CỬU LONG.
a) Quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Cửu Long
Nhiệm vụ 3: Dựa vào thông tin trong mục a, hãy trình bày quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Cửu Long.
Trả lời:
Không có hệ thống đê ven sông => Ngập nước vào mùa lũ => Bồi đắp phù sa.
Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hàm lượng phù sa giảm => Nhiều nơi ở ven biển bị sạt lở.
b) Chế độ nước sông Cửu Long (Mê Công)
Nhiệm vụ 4: Dựa vào thông tin mục b và hình 1.2, hãy mô tả chế độ nước của sông Cửu Long.
Trả lời:
- Lưu lượng nước trung bình từ tháng 7 – tháng 11 cao hơn lưu lượng trung bình năm => Mùa lũ.
- Lưu lượng nước trung bình từ tháng 12 – tháng 6 (năm sau) thấp hơn lưu lượng trung bình năm => Mùa cạn.
=> Chế độ nước của sông Cửu Long đơn giản và điều hoà, chia thành hai mùa rõ rệt.
3. QUÁ TRÌNH CON NGƯỜI KHAI KHẨN VÀ CẢI TẠO CHÂY TỔ, CHẾ NGỰ VÀ THÍCH ỨNG VỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC CỦA SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG.
a) Đối với sông Hồng
Nhiệm vụ 5:
CH: Khai thác tư liệu trên giúp em biết được điều gì về vấn đề đê điều dưới triều Nguyễn?
Trả lời:
Những vấn đề về đê điều dưới triều Nguyễn:
Công cuộc quai đê lấn biển được đẩy mạnh
Đê phòng lụt mà các triều đại trước đã đắp bị vỡ => vua Gia Long phân vân không biết nên đắp đê hay bỏ đê.
CH: Trình bày những nét chính về quá trình con người khai thác và cải tạo châu thổ, chế ngự chế độ nước sông Hồng.
Trả lời:
Những nét chính về quá trình con người khai thác và cải tạo châu thổ, chế ngự chế độ nước sông Hồng:
- Từ xa xưa, con người đã chú ý đến điều tiết, chế ngự nguồn nước => đào kênh dẫn nước hoặc tiêu nước, đắp đê trị thủy.
- Thời Lý: Đê được đắp dọc theo hầu hết các con sông lớn.
- Thời Trần: Gia cố các đoạn đê xung yếu, đặt ra chức quan Hà đê sứ chuyên trách về đê điều.
- Thời Lê: Tổ chức quai đê lấn biển, khai thác bãi bồi vùng cửa sông.
- Thời Nguyễn: tiếp tục đẩy mạnh công việc quai đê lấn biển, khai thác bãi bồi vùng cửa sông.
b) Đối với sông Cửu Long
Nhiệm vụ 6:
CH: Trình bày những nét chính về quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước sông Cửu Long.
Trả lời:
Sớm được khai khẩn => Trở thành trung tâm nông nghiệp lúa nước thời Vương quốc Phù Nam.
Từ khoảng thế kỉ XVII, quá trình khai hoang, phục hóa đồng ruộng được đẩy mạnh => Nhiều dòng kênh lớn được đào và khai thác.
Cuộc sống gắn với sông nước => tạo nên nền văn hóa đậm chất sông nước.
LUYỆN TẬP
CH: Chế độ nước của các sông chính ở châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long khác nhau như thế nào?
Trả lời:
| Sông Hồng | Sông Cửu Long |
Mùa lũ | - Từ tháng 6 – tháng 10 (5 tháng). - Chiếm 75% lưu lượng nước cả năm. | - Từ tháng 7 – tháng 11 (5 tháng). - Chiếm 80% lưu lượng nước cả năm. |
Mùa cạn | - Từ tháng 11 – tháng 5 (7 tháng). - Chiếm 25% lưu lượng nước cả năm. | - Từ tháng 12 – tháng 6 (7 tháng). - Chiếm 20% lưu lượng nước cả năm. |
CH: Theo em, quá trình con người khai thác và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long có điểm gì giống và khác nhau?
Trả lời:
Nội dung | Sông Hồng | Sông Cửu Long |
Giống nhau | - Đều diễn ra quá trình khai khẩn, cải tạo để phát triển sản xuất và ổn định đời sống. - Cuộc sống gắn liền với sông nước. | |
Khác nhau | Chế ngự: Đắp đê ngăn lũ -> Bảo vệ sản xuất và đời sống. | Thích ứng: - Thích ứng với môi trường thiên nhiên. - Ở nhà nổi, hình thành chợ nổi; di chuyển, vận chuyển chủ yếu bằng đường sông. |
VẬN DỤNG
Chọn và hoàn thành một trong hai nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Sưu tầm tư liệu, hình ảnh về địa hình, sông ngòi của châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu thêm từ sách, báo, internet và cho biết: Hiện nay việc khai thác và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long có cần thiết không? Vì sao?
Trả lời:
Nhiệm vụ 1:
Vùng châu thổ sông Hồng:
Đồng bằng sông Cửu Long:
Nhiệm vụ 2:
Việc khai thác, cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long ngày nay vẫn rất cần thiết:
Đối với đồng bằng sông Hồng:
- Diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp nhất cả nước.
- Nhu cầu tích lũy, cải thiện đời sống chưa được đáp ứng -> Nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết gấp.
- Quy hoạch đô thị chưa hợp lí -> một số nơi ngập lụt cục bộ khi mưa lớn kéo dài.
Đối với đồng bằng sông Cửu Long:
- Mùa khô dài 8 tháng -> Tăng diện tích đất phèn và đất mặn, nguy cơ cháy rừng cao.
- Diện tích đất phèn, đất mặn lớn -> Việc sử dụng, cải tạo gặp nhiều khó khăn.
- Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, khó thoát nước -> Không thích hợp cho trồng lúa.
- Tài nguyên khoáng sản hạn chế -> Trở ngại cho phát triển kinh tế.
- Khai thác không hợp lí -> Tài nguyên môi trường đang bị suy thoái.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận