Giải Mĩ thuật 4 Chân trời bản 1 bài 3 Món ăn truyền thống

Hướng dẫn giải chủ đề Quê hương - Đất nước bài 3 Món ăn truyền thống , sách Mĩ thuật 4 Chân trời sáng tạo bản 1. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Khám phá

Khám phá hình thức của món ăn

- Tên các món ăn truyền thống

- Hình dạng, màu sắc của món ăn.

- Nguyên liệu chế biến món ăn

- Nét đặc trưng và cách tạo hình của món ăn.

Khám phá hình thức của món ăn

Trả lời: 

- Chiếc bánh hình vuông, được gói lá xanh bên ngoài, bên trong là lớp bánh bằng gạo nếp với nhân đậu xanh, thịt lợn ba chỉ kèm theo là các gia vị hành tươi, hành củ khô, tiêu. Tất cả các nguyên liệu kết hợp rất hoà quyện tạo nên một món ăn rất hợp khẩu vị người Á Đông.

- Nem được cuốn bởi lớp vỏ nem làm bằng gạo bên ngoài bên trong có các nguyên liệu như thịt, mộc nhĩ, miến, ,,, cuốn xong mang điên chiên rán và chấm cùng nước gia vị kèm theo.

Kiến tạo kiến thức - kĩ năng

Các bước tạo mô hình món ăn từ khối cơ bản

Quan sát và chỉ ra các bước tạo mô hình món ăn từ đất nặn theo gợi ý dưới đây:

Quan sát và chỉ ra các bước tạo mô hình món ăn từ đất nặn theo gợi ý dưới đây:Quan sát và chỉ ra các bước tạo mô hình món ăn từ đất nặn theo gợi ý dưới đây:

Trả lời:

B1: Nặn các hình khối cơ bản

B2: Biến đổi các khối cơ bản thành mô hình món ăn

B3: Sắp xếp và trang trí mô hình, hoàn thiện sản phẩm.

Luyện tập - sáng tạo

Tạo mô hình món ăn truyền thống

Trả lời: Học sinh tham khảo món bún chả chấm

Học sinh tham khảo

Phân tích - đánh giá

Trưng bày sản phẩm và chia sẻ

Trả lời: Học sinh tham khảo

Học sinh tham khảo

Bánh cáy là một loại bánh được làm từ gạo nếp, có màu sắc rất bắt mắt nhờ lấy màu đỏ từ quả gấc và màu vàng từ quả dành dành. Bên cạnh đó, vị ngọt của bánh đến từ vị ngọt của mạch nha, thoảng đâu đó là hương thơm đặc trưng từ gạo nếp quyện lẫn với vị béo thơm của vừng, đậu phộng, mứt dừa và tinh dầu bưởi.

Bánh cáy thường xuất hiện nhiều nhất vào thời điểm mùa Tết, bên cạnh các loại bánh quen thuộc như bánh chưng, bánh dày,… và mâm ngũ quả để dâng lên bàn tờ tổ tiên.

Vận dụng - phát triển

Giới thiệu món ăn truyền thống của người Việt Nam.

Sắm vai người bán hàng để giới thiệu vẻ đẹp tạo hình và giá trị văn hóa của mọt số món ăn truyền thống của người Việt Nam

Trả lời:

Ẩm thực Việt Nam đa dạng phong phú với rất nhiều loại bánh mang hương vị khác nhau. Trong đó có bánh xèo – một món bánh mặn với màu sắc bắt mắt và vị ngon đặc biệt. Không chỉ người Việt Nam mà bánh xèo còn được bạn bè quốc tế rất yêu thích. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về loại bánh đặc biệt này.

Ở thời điểm hiện tại, vẫn chưa có kết luận chính xác về nguồn gốc của bánh xèo. Theo một số ghi chép, món bánh này bắt nguồn từ miền Trung Việt Nam. Được biết từ thời Tây Sơn bánh xèo đã trở thành một món ăn rất phổ biến. Một số khác lại cho rằng, bánh xèo được lấy cảm hứng từ món bánh khoái của người Huế. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về sự ra đời của bánh xèo, tuy nhiên bánh xèo ở miền Trung vẫn ngon và chuẩn vị nhất.

Để làm ra được một chiếc bánh xèo ngon và đẹp mắt thì khâu chuẩn bị rất quan trọng. Đầu tiên là vỏ bánh, ngoài bột gạo, thì người thợ cần phải chuẩn bị bột chiên giòn, nước cốt dừa, trứng, đường, muối, bột nghệ và hành lá. Nguyên liệu làm nhân bánh có thể thay đổi theo vùng miền. Về cơ bản thì cần chuẩn bị nấm, thịt gà hoặc thịt lợn, tép hoặc tôm nhỏ, giá đỗ. Bên cạnh đó vó thể thêm đậu xanh hoặc dừa nạo tùy khẩu vị.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, người thợ sẽ bắt tay vào thực hiện. Gạo làm bánh phải là loại gạo thơm, gạo mới. Nếu dùng loại gạo đã lâu ngày thì bánh sẽ hôi. Trước khi đưa vào xay nhuyễn, người ta sẽ ngâm gạo qua đêm. Như vậy bột mới có độ mềm và mịn. Gạo xay xong sẽ chắt thật sạch nước rồi mới đem pha. Pha bột gạo cùng bột chiên giòn và nước cốt dừa để tăng độ giòn và ngậy. Sau đó cho thêm trứng và bột nghệ vào đánh đều cho tan hẳn. Điều đó sẽ giúp bánh xèo lên màu đẹp hơn. Cuối cùng cho thêm chút hành lá cắt nhỏ. Để tráng bánh, người ta sử dụng chảo sâu lòng hoặc chảo chống dính. Quét lớp mỡ mỏng xuống dưới đáy chảo, đợi chảo nóng rồi đổ nấm, tôm, thịt vào đảo đều. Khi các nguyên liệu đã gần chín, người thợ sẽ đổ bột vào, tráng cho thật mỏng. Bước này đòi hỏi sự khéo léo và cẩn thận. Bột tráng càng mỏng thì bánh sẽ càng giòn và hấp dẫn. Sau đó rắc giá đỗ lên trên cùng (có thể cho thêm đậu xanh đã nấu chín). Cuối cùng, lật giở bánh lại nhiều lần trên lửa nhỏ cho đến khi vàng đều rồi cho ra đĩa.

Tiếp theo là công đoạn pha nước chấm. Nước chấm bánh xèo là sự hòa quyện, kết hợp giữa bốn vị chua, cay, mặn, ngọt. Tùy vào khẩu vị mà mức độ các vị sẽ khác nhau. Chiếc bánh xèo giòn rụm cùng đĩa rau sống, thêm chén nước mắm tỏi ớt thơm ngon sẽ là lựa chọn khó có thể chối từ. Khi thưởng thức, người ta sẽ cắt một miếng bánh, đặt lên rau sống sau đó mới chấm cùng nước mắm tỏi ớt, uống cùng ly trà nóng hoặc một ly bia đều rất hợp.

Bánh xèo ở mỗi miền Bắc, Trung, Nam lại có một cách chế biến cùng hương vị đặc trưng riêng. Ở miền Bắc, bánh xèo được tráng trong chảo lòng sâu để bánh chín nhanh và vàng đều. Nhân bánh thường được cho thêm hành tây thái nhỏ để tăng độ ngọt. Bên cạnh đó, loại nước chấm ở miền Bắc thường thiên về cay và mặn nhiều hơn. Còn ở miền Trung người ta sẽ sử dụng dầu lạc để xào nhân và tráng bánh. Phần nước chấm của bánh xèo cũng khác hoàn toàn so với miền Bắc. Nước chấm bánh là sự kết hợp giữa gan heo, đậu phộng và bột gạo. Tạo nên một hương vị thật đặc biệt, khó quên. Bánh xèo miền Nam lại níu chân du khách bằng cách biến tấu các nguyên liệu trong chế biến và thưởng thức. Sử dụng ốc để làm nhân bánh, dùng cà rốt để cho vào nước chấm kết hợp chung với hơn 20 loại rau sống ăn kèm làm cho món bánh miền Nam có mùi vị khác lạ, độc đáo.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: giải mĩ thuật 4 Chân trời, giải mĩ thuật 4 , giải mĩ thuật 4 ct, giải mĩ thuật 4 chân trời Giải Mĩ thuật 4 Chân trời bản 1 bài 3 Món ăn truyền thống , giải Giải Mĩ thuật 4 Chân trời bản 1 bài 3 Món ăn truyền thống

Bình luận

Giải bài tập những môn khác