Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Chân trời chuyên đề 2: Một số vấn đề về Luật Doanh nghiệp

Hướng dẫn soạn chuyên đề 2: Một số vấn đề về Luật Doanh nghiệp sách mới chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 12 sách chân trời sáng tạo. Bộ sách được biên soạn theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của học sinh. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết dưới đây các em sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Mở đầu: Em hãy kể tên số loại hình doanh nghiệp mà em biết

1. KHÁI NIỆM LUẬT DOANH NGHIỆP

Câu hỏi: Dựa vào các thông tin và trường hợp trong bài, em hãy:

- Cho biết Luật Doanh nghiệp điều chỉnh các quan hệ xã hội nào.

- Chỉ ra hành vi vi phạm quy định của Luật Doanh nghiệp trong trường hợp dưới đây.

2. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CƠ BẢN VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP

Câu hỏi: Dựa vào các thông tin và trường hợp trong bài, em hãy:

Chỉ ra những hành vi thực hiện đúng và hành vi vi phạm quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.

3. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

Câu hỏi: Dựa vào các thông tin và trường hợp trong bài, em hãy:

- Cho biết sự khác nhau về số lượng thành viên, chủ sở hữu của các loại hình doanh nghiệp.

- Cho biết ông K trong trường hợp 2 có thể cùng là chủ sở hữu chung công ty hợp danh không và giải thích vì sao.

4. THÀNH LẬP, TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 

*Thành lập doanh nghiệp

Câu hỏi: Dựa vào các thông tin và trường hợp trong bài, em hãy:

- Trình bày điều kiện, trình tự thành lập doanh nghiệp.

- Cho biết các chủ thể trong trường hợp 1, 2 đã vi phạm quy định nào về đăng ký thành lập doanh nghiệp và giải thích vì sao.

*Tổ chức, quản lý doanh nghiệp

Câu hỏi: Dựa vào các thông tin và trường hợp trên, em hãy:

- Cho biết việc làm của ông M có phù hợp với quy định về quản lý loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không và giải thích vì sao.

- Nhận xét về việc làm của ông N trong trường hợp 2.

5. GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP VÀ TUYÊN BỐ PHÁ SẢN 

Câu hỏi: Dựa vào các thông tin và trường hợp trên, em hãy:

- Cho biết doanh nghiệp được phép giải thể khi đáp ứng những điều kiện nào.

- Cho biết việc làm của các chủ thể trong trường hợp 1, 2 có phù hợp với quy định về giải thể doanh nghiệp không và giải thích vì sao.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vi sao?

a. Doanh nghiệp chỉ được phép giải thể khi có sự đồng ý của chủ doanh nghiệp.

b. Doanh nghiệp có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

c. Doanh nghiệp đang trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án thì không được phép giải thể.

d. Mọi người đều có quyền thành lập doanh nghiệp để thực hiện quyền tự do kinh doanh.

e. Không thể chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên.

g. Doanh nghiệp không được phép giao kết hợp đồng sau khi có quyết định giải thể doanh nghiệp.

Câu 2: Dựa vào quy định của Luật Doanh nghiệp, em hãy nhận xét hành vi của những chủ thể sau:

a. Công ty Cổ phần M có 13 cổ đông nhưng không thành lập Ban kiểm soát.

b. Ông K là chủ sở hữu của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên D, thuê ông H làm Giám đốc và quản lý công ty.

c. Công ty N thực hiện tẩu tán tài sản bằng các giao dịch về tặng cho trong quá trình đợi quyết định giải thể từ cơ quan có thẩm quyền.

d. Công ty H mở rộng hoạt động kinh doanh vào địa bàn tỉnh K, nơi Công ty A đang hoạt động. Hành vi này đã bị Công ty A cho rằng Công ty H muốn giành thị trường của mình.

e. Ông A cho rằng Luật Doanh nghiệp điều chỉnh tất cả các vấn đến liên quan đến hoạt động, quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, ông B không đồng tình, cho rằng Luật Doanh nghiệp quy định về địa vị pháp lý và các loại hình doanh nghiệp.

Câu 3: Em hãy dọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.

a. Do có nhiều sai phạm trong quá trình kinh doanh, Doanh nghiệp tư nhân Thẩm mỹ viện X đã bị Thanh tra Sở Y tế đình chỉ hoạt động 18 tháng. Hiện tại, doanh nghiệp này đã tháo biển hiệu nhưng vẫn tiếp tục thực hiện các dịch vụ chăm sóc da, thẩm mỹ, phun xăm cho khách hàng. Bà V – chủ doanh nghiệp – cho rằng vì được khách hàng tin tưởng nên bà vẫn tiếp tục hoạt động để đáp ứng nhu cầu của khách.

b. Anh T là Giám đốc của Doanh nghiệp M. Trong quá trình kinh doanh, anh T có ý định mở thêm sổ theo dõi thu chi bên cạnh hồ sơ kế toán nộp cho cơ quan nhà nước nhằm giảm một phần thuế. Tuy nhiên, anh B (người đồng sáng lập Doanh nghiệp M) đã phản đối vì cho rằng đây là hành vi vi phạm pháp luật và có thể làm doanh nghiệp bị cơ quan có thẩm quyền xử lý. 

c. Chị C mở doanh nghiệp phân phối các loại nước giải khát. Nhằm tăng lợi nhuận, chị C đã thực hiện hành vi trộn lẫn các loại nước giải khát là hàng giả vào các loại nước giải khát có thương hiệu để bán cho khách hàng. Anh D (chồng chị C) đã phát hiện việc này và khuyên chị C không được làm như vậy vì đây là hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng.

Em hãy cho biết hành vi của những nhân vật trong các trường hợp trên có thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp không và nhận xét các hành vi này. 

Câu 4: Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.

a. Anh A và chị E dự định góp vốn thành lập công ty cổ phần chuyên sản xuất bánh, kẹo từ dừa tại tỉnh K. Hiện tại, trên địa bàn có Công ty Cổ phần JK cũng kinh doanh bánh kẹo nổi tiếng nên anh A muốn đăng kí tên cho công ty của mình là Công ty Cổ phần JK2.

Em hãy nhận xét việc làm của anh A.

b. Công ty N có trụ sở chính tại tỉnh H, đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp nhận thấy việc vận chuyển hàng hóa cũng là lĩnh vực tiềm năng nên ông K (chủ doanh nghiệp) muốn đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ dịch vụ vận tải hành khách sang vận tải hàng hoá. Tuy nhiên, ông E (bạn ông K) lại cho rằng hai lĩnh vực đều có liên quan đến vận tải nên không cần phải làm thủ tục thay đổi.

Em hãy cho biết Công ty N có phải thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp không và giải thích vì sao.

c. Công ty Trách nhiệm hữu hạn X có ba thành viên góp vốn là anh A (số vốn góp là 30% trên tổng số vốn), chị B (số vốn góp là 30% trên tổng số vốn) và ông C (số vốn góp là 40% trên tổng số vốn). Trong đó, ông C được giao làm Giám đốc công ty theo nghị quyết của Hội đồng thành viên. Trong quá trình hoạt động, ông C đã tự ý chỉnh sửa nội dung báo cáo tài chính hằng năm của công ty mà không thông qua Hội đồng thành viên.

Em hãy cho biết việc làm của ông C có ng C có phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp hay không và giải thích vì sao.

d. Trong quá trình tiến hành giải thể Công ty Cổ phần K, Giám đốc D tổ chức huy

động vốn của các cổ đông dưới danh nghĩa tái đầu tư. Một số cổ đông không nắm được thông tin về việc doanh nghiệp đang thực hiện thủ tục giải thể nên đã đóng góp vốn.

Em hãy cho biết việc làm của Giám đốc D có phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp không và lí giải vì sao.

VẬN DỤNG 

Câu 1: Em hãy thực hiện một sơ đồ thể hiện các bước của thủ tục thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp và trình bày trước lớp.

Câu 2: Em hãy sưu tầm một số hoạt động thể hiện việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tại địa phương em sinh sống và chia sẻ với các bạn trong lớp.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 sách mới, giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo chuyên đề 2: Một số vấn đề về, giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Chân trời chuyên đề 2: Một số vấn đề về

Bình luận

Giải bài tập những môn khác