Giải bài ôn tập: tính chất cơ bản của phân số
Phân số có 1 số tính chất cơ bản mà chúng ta cần nhớ. Những tính chất này sẽ theo suốt quá trình học. Nội dung bài này sẽ nhắc lại lý thuyết và hướng dẫn giải bài tập bài ôn tập: tính chất cơ bản của phân số trong chương trình toán lớp 5
Nội dung bài học gồm 2 phần:
- Hệ thống lại lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập sgk
1. Lý thuyết
a. Tính chất cơ bản của phân số
- Nếu nhân cả tử và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
- Nếu chia hết cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
Ví dụ 1: \(\frac {4 }{7}\) = \(\frac {4 \times 3 }{7 \times 3}\) = \(\frac {12}{21}\).
Ví dụ 2: \(\frac {12 }{15}\) = \(\frac {12: 3 }{15:3}\) = \(\frac {4 }{5}\)
b. Ứng dụng tính chất cơ bản của phân số
- Rút gọn phân số
- Quy đồng mẫu số các phân số
Ví dụ rút gọn phân số:
\(\frac {100}{60}\) = \(\frac {100:10}{60:10}\) = \(\frac {10}{6}\) = \(\frac {10 : 2}{6:2}\) = \(\frac {5}{3}\)
Ví dụ quy đồng mẫu số
Quy đồng mẫu số của \(\frac {3}{4}\) và \(\frac {9}{7}\)
Mẫu số chung là 4 x 7 = 28. Vì thế
\(\frac {3}{4}\) = \(\frac {3 \times 7}{4\times 7}\) = \(\frac {21}{28}\)
\(\frac {9}{7}\) = \(\frac {9\times 4}{7\times 4}\) = \(\frac {36}{28}\)
Bình luận