Giải bài 19 Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa

Giải bài 19: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa sách kết nối tri thức tự nhiên và xã hội 3. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Cùng chia sẻ:

Giải bài 19 Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa

Câu trả lời:

Mình đã từng bị đau bụng vì ăn quá no dẫn đến bội thức và ăn nhiều thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

KHÁM PHÁ

Câu 1. Quan sát hình 2 và cho biết những thức ăn, đồ uống nào có lợi, không có lợi cho cơ quan tiêu hóa? Vì sao?

Giải bài 19 Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa

Câu 2. Em hãy kể thêm một số thức ăn, đồ uống có lợi, không có lợi cho cơ quan tiêu hóa.

Câu 3. Những việc nào nên làm, việc nào cần tránh để bảo vệ cơ quan tiêu hóa trong các hình dưới đây? Vì sao?

Giải bài 19 Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa

Câu trả lời:

Câu 1. Những thức ăn, đồ uống có lợi, không có lợi cho cơ quan tiêu hóa:

  • Những thức ăn, đồ uống có lợi: sữa, sữa chua, chuối, salad, nước lọc,... vì những thực phẩm này cung cấp những chất có lợi cho hệ tiêu hóa và giúp quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn.
  • Những thức ăn, đồ uống không có lợi: tương ớt, nước ngọt, bim bim, gà rán, cá rán, khoai tây chiên,... vì những thực phẩm trên nếu sử dụng nhiều có thể gây ra các bệnh liên quan đến tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày, đau dạ dày,...

Câu 2. Kể tên:

  • Những thức ăn, đồ uống có lợi cho đường tiêu hóa: khoai lang, đu đủ, sữa chua không đường, sữa chua uống, rau thì là, ngũ cốc nguyên hạt, cá hồi,...
  • Những thức ăn, đồ uống không có lợi cho đường tiêu hóa: cá rán, gà rán, thịt xiên nướng, đồ ăn cay, đồ ăn có vị chua,...

Câu 3. Những việc nên làm và cần tránh để bảo vệ cơ quan tiêu hóa trong các hình trên là:

  • Những việc nên làm để bảo vệ cơ quan tiêu hóa: đậy lồng bàn để bảo quản thức ăn (hình 3), rửa tay trước khi ăn (hình 7) vì vừa đảm bảo vệ sinh vừa ngăn các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua đường tiêu hóa.
  • Những việc cần tránh để bảo vệ cơ quan tiêu hóa: ăn đêm (hình 4), vận động mạnh ngay sau khi ăn xong (hình 5), ăn nhanh (hình 6), ăn các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh (hình 8). Những việc trên đều gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa nên chúng ta cần tránh hoặc sử dụng ít.

 

THỰC HÀNH

Câu 1. Chia sẻ với bạn về bữa ăn hàng ngày của em theo gợi ý sau:

Giải bài 19 Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa

Câu 2. Để chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa, em cần thay đổi thói quen ăn uống nào?

Câu 3. Em sẽ nói điều gì với các bạn trong tình huống dưới đây? Vì sao?

Giải bài 19 Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa

Câu trả lời:

Câu 1. Các bữa ăn hàng ngày của em:

Bữa ăn

Thời gian

Tên thức ăn, đồ uống

Sáng

7 – 8 giờ

Bánh mì, sữa

Trưa

11 – 12 giờ

Cơm, rau muống, thịt lợn, đậu phộng

Chiều

14 – 15 giờ

Sữa, ngũ cốc nguyên hạt

Tối

18 – 19 giờ

Cơm, su hào, cá, táo, lê

Câu 2. Để chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa, em cẩn ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước hơn để cung cấp các chất dinh dưỡng giúp cải thiện hệ tiêu hóa, dễ dàng tiêu hóa hơn và không gây chướng bụng.

Câu 3. Xử lí tình huống:

  • Hình 9: Em sẽ nói với bạn nữ trong hình là nên rửa sạch quả trước khi ăn vì quả vừa hái trên cây xuống vẫn bám nhiều bụi bẩn và vi khuẩn ngoài môi trường. Nếu không rửa sạch khi ăn sẽ gây đau bụng.
  • Hình 10: Em sẽ nói với bạn là không được uống nước chưa đun sôi vì có thể trong nước vẫn còn vi khuẩn, kí sinh trùng gây đau bụng và hại sức khỏe. Nếu chúng ta đun sôi trước khi uống, các vi khuẩn và kí sinh trùng sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn.
  • Hình 11: Em sẽ khuyên bạn không nên ăn miếng bánh đó vì miếng bánh đó đã bị mốc. Nếu bạn ăn vào các vi khuẩn có hại trong miếng bánh sẽ gây hại đến cơ thể của bạn.

 

VẬN DỤNG

Câu 1. Điều gì xảy ra đối với cơ quan tiêu hóa khi:

  • Không ăn bữa sáng.
  • Ăn thức ăn chưa nấu chín.
  • Ăn quá nhanh, nhai không kĩ.

Câu 2. Theo em, cần làm gì để chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa?

Câu 3. Hãy chia sẻ với các bạn về những việc em đã làm để chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa.

Giải bài 19 Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa

Câu trả lời:

Câu 1.

  • Khi không ăn bữa sáng: sẽ dẫn đến loét dạ dày và đau dạ dày vì dạ dày luôn co bóp, dịch vị tiết ra nhưng không có gì để tiêu hóa.
  • Khi ăn các thức ăn chưa nấu chín: vẫn còn các kí sinh trùng hoặc vi khuẩn trong thức ăn gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng, ngộ độc thực phẩm.
  • Khi ăn quá nhanh, nhai không kĩ: thức ăn có thể vẫn không được tiêu hóa khi đi qua dạ dày và dẫn đến sự phát triển của các vi khuẩn trong ruột. Từ đó dẫn đến đầy hơi, táo bón và đau bụng.

Câu 2. Theo em, những việc cần làm để chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa:

  • Ăn cơm đúng giờ đúng bữa, không ăn cơm quá muộn.
  • Ăn cơm từ tốn, nhai kĩ.
  • Không ăn quá nhiều thức ăn có thể dẫn đến bội thực.
  • Ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ xung chất xơ.
  • Uống đủ nước.
  • Không xem tivi, điện thoại khi đang ăn, tập trung khi ăn.

Câu 3. Những việc em đã làm để chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa:

  • Ăn chín uống sôi.
  • Uống đủ nước.
  • Không xem tivi khi đang ăn.
  • Ăn cơm đúng giờ.
  • Ăn nhiều rau xanh. 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: giải tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức, tnxh 3 kntt, giải sách lớp 3 kntt, giải bài chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa, giải bài 19

Bình luận

Giải bài tập những môn khác