Giải bài 2 Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà

Giải bài 2: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà sách kết nối tri thức tự nhiên và xã hội 3. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Em đã nhìn thấy cháy nhà chưa? Ở đâu?

Câu trả lời:

Em đã nhìn thấy cháy nhà ở trên tivi, các bản tin thời sự,...

 

KHÁM PHÁ

Câu 1. Quan sát hình và cho biết:

  • Điều gì có thể xảy ra trong mỗi hình?
  • Những nguyên nhân khác có thể gây cháy nhà.

Câu 2. Những thiệt hại có thể xảy ra về người và tài sản do hỏa hoạn.

Câu 3. Mọi người trong hình đang làm gì? Nêu nhận xét của em về các cách ứng xử đó.

Câu trả lời:

 Câu 1.

  • Hình 1: Lửa có thể bén đến gần rơm và gây cháy nhà.
  • Hình 2: Cắm quá nhiều thiết bị điện một lúc gây quá tải và nổ điện.
  • Hình 3: Vừa sạc pin vừa sử dụng điện thoại có thể làm nổ điện thoại.
  • Hình 4: Để các chất đốt như xăng ở gần bếp có thể gây cháy nhà.

Những nguyên nhân khác có thể gây cháy nhà:

  • Hút thuốc lá ở nơi có nhiều vật liệu dễ cháy như cửa hàng vải sợi, sách báo, bao bì...
  • Sử dụng thiết bị điện quá công suất dẫn đến gây nóng đường dây dẫn điện, khiến cho dây nóng chảy và chập điện.
  • Nấu đồ ăn trên bếp, nấu nước bằng điện, là quần áo, hong khô các vật liệu dễ cháy nhưng quên tắt thiết bị.
  • Sử dụng nến, đèn dầu, diêm ở những nơi dễ gây cháy nổ.
  • Rò rỉ điện hoặc rò rỉ khí ga trong quá trình sử dụng.
  • Sử dụng quá nhiều thiết bị điện cùng lúc dẫn đến quá tải.
  • Không khóa van bình chứa khí ga khi đun nấu xong.

Câu 2. Những thiệt hại có thể xảy ra về người và tài sản do hỏa hoạn.

  • Thiệt hại về người: gây chết người và có thể để lại những di chứng do ngộ độc khí ga, khói.
  • Thiệt hại về tài sản: cháy hết tất cả nhà cửa, đồ dùng, thiết bị, nội thất trong gia đình.

Câu 3. 

  • Mọi người trong hình đang tìm mọi cách để thoát khỏi đám cháy.
  • Cách ứng xử của mọi người trong trường hợp đó đều đúng đắn và hợp lí.

 

THỰC HÀNH

Câu 1. Điều tra, phát hiện những thứ có thể gây cháy trong nhà em theo gợi ý sau:

Câu 2. Em và các bạn đang chơi ở nhà, bỗng trong bếp phát cháy, em sẽ làm gì?

  • Hãy trao đổi và đưa ra cách hợp lí.
  • Thực hành.

Câu 3. Sau khi thực hành, em hãy:

  • Nhận xét cách xử lí của các bạn.
  • Đề xuất cách xử lí khác để đảm bảo an toàn.

Câu trả lời:

Câu 1. Điều tra, phát hiện những thứ có thể gây cháy trong nhà em theo gợi ý sau:

Các thứ dễ gây cháy

Nguy cơ gây cháy

Đề xuất của em

Can xăng

Để gần bếp lửa

Không để gần bếp lửa

Giấy báo

Để gần bếp lửa

Cất gọn vào trong kho

Nến, đèn dầu

Để gần vải vóc, giấy báo

Không để gần các vật liệu dễ cháy

Bình ga

Rò rỉ khí ga.

Khóa van bình ga sau khi sử dụng xong.

Câu 2. Em và các bạn đang chơi ở nhà, bỗng trong bếp phát cháy, em sẽ làm gì?

  • Em và các bạn đang chơi ở nhà, bỗng trong bếp phát cháy, em sẽ
  • Ngay lập tức gọi 114 và hô hoán người dân xung quanh giúp đỡ.
  • Nếu ở chung cư thì nhanh chóng thoát hiểm bằng cầu thang bộ.
  • Sử dụng chăn mềm có thấm nước trùm lên người và khăn thấm nước để che kín mũi và miệng.

Câu 3. Em hãy nhận xét và đề xuất cách xử lí của các bạn sau khi thực hành trên lớp.

 

VẬN DỤNG

Câu 1. Em sẽ xử lí như thế nào trong tình huống sau?

Câu 2. Nói với người lớn những việc nên làm hoặc không nên làm để phòng tránh cháy nhà.

Câu trả lời:

Câu 1. Nếu phát hiện có mùi ga trong nhà, em sẽ:

  • Không bật tắt các thiết bị điện, kể cả điện thoại di động.
  • Lập tức khóa van bình ga.
  • Mở cửa sổ và cửa ra vào để thông gió.
  • Thông báo cho người lớn trong gia đình.

Câu 2. Nói với người lớn những việc nên làm hoặc không nên làm để phòng tránh cháy nhà.

  • Những việc nên làm:
    • Luôn tắt các thiết bị điện trước khi ra ngoài.
    • Khóa van bình ga sau khi sử dụng xong.
    • Không vừa cắm sạc điện thoại vừa sử dụng.
    • Lắp đặt các hệ thống tự ngắt điện và cảnh báo cháy nổ trong gia đình.
    • Không để các đồ dùng, vật lễ dễ cháy gần nơi đun nấu.
    • Trước khi tắm phải tắt bình nóng lạnh.
  • Những việc không nên làm:
    • Không để các vật dụng dễ cháy như xăng, dầu, giấy báo ở gần bếp ga.
    • Không sử dụng thiết bị điện quá công suất dẫn đến gây nóng đường dây dẫn điện, khiến cho dây nóng chảy và chập điện.
    • Không sử dụng quá nhiều thiết bị điện cùng lúc dẫn đến quá tải.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: giải tự nhiên và xã hội 3 kết nối tri thức, tnxh 3 kntt, giải sách lớp 3 kntt, giải bài phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà, giải bài 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác