Địa lí 8: So sánh vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc
Địa hình đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam, chiến 3/4 diện tích lãnh thổ. Nổi bật nhất của dạng địa hình núi là vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, để thấy được sự khác nhau của 2 vùng núi này chúng ta cùng so sánh 2 vùng núi này.
So sánh vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc:
Đặc điểm | Vùng núi Đông Bắc | Vùng núi Tây Bắc |
Phạm vi | Tả ngạn sông Hồng (từ dãy Con Voi đến vùng đồi ven biển Quảng Ninh) | Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả |
Hướng núi | Chủ yếu là hướng vòng cung (cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) | Tây Bắc – Đông Nam ( dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Bạch Mã) |
Độ cao | Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế, độ cao TB 500 – 1000m, chỉ có một số đỉnh cao trên 2000m phân bố ở thượng nguồn sông Chảy. | Cao đồ sộ nhất Việt Nam, nhiều đỉnh trên 2000m (đỉnh Phanxipang cao nhất Việt Nam) |
Các dạng địa hình | - Có 4 cánh cung lớn: sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. - Một số núi cao nằm ở thượng nguồn sông Chảy. - Gíap biên giới Việt – Trung là địa hình cao của các khối núi đá vôi Hà Giang, Cao Bằng. - Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500 – 600m - Giữa đồng bằng là vùng đồi trung du thấp dưới 100m. - Các dòng sông chảy theo hướng cánh cung là sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. | - Có 3 mạch núi chính: + Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn + Phía Tây: núi cao trung bình dãy sông Mã dọc biên giới Việt – Lào. + Ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen lẫn các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi,... - Nối tiếp là vùng đồi núi Ninh Bình, Thanh Hóa. - Các bồn trũng mở rộng thành các cánh đồng,... - Nằm giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam: sông Đà, sông Mã, sông Chu. |
Hình thái | Đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng mở rộng | Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu. |
Bình luận