Địa lí 8: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
1. Hoàn cảnh ra đời.
- Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào ngày 8/8/1967 thông qua Tuyên bố ASEAN, hay còn gọi là Tuyên bố Bangkok, được ký bởi ngoại trưởng 5 nước thành viên sáng lập là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.
- Số lượng thành viên của ASEAN ngày càng tăng:
- Năm 1984, Brunay gia nhập.
- Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN.
- Năm 1997, Lào và Mianma gia nhập.
- Năm 1999, Campuchia gia nhập.
- Đongtimo chưa gia nhập.
2. Mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN.
Mục tiêu chính của ASEAN:
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
- Xây dụng khu vực Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, còn nền văn hóa, kinh tế, xã hội phát triển.
- Giải quyết những nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, các khối và cá tổ chức quốc tế.
=> Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
Cơ chế hợp tác:
- Thông qua các diễn đàn, các hiệp ước, hội nghị, dự án, chương trình phát triển, xây dựng khu vực thương mại tự do, các hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực để đảm bảo thực hiện các mục tiêu của ASEAN.
3. Hợp tác để phát triển kinh tế - xã hội
3 nước Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a thành lập tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI.
Sự hợp tác kinh tế - xã hội còn biểu hiển:
- Nước phát triển hơn đã giúp cho các nước thành viên.
- Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.
- Xây dựng các tuyến đường giao thông.
- Phối hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công.
4 . Thành tựu và thách thức của ASEAN
- Kinh tế: có thành tựu là tốc độ tăng trưởng cao nhưng tốc độ tăng trưởng không đều và có sự chênh lệch.
- Chính trị: tạo được môi trường hòa bình, ổn định nhưng vẫn còn tình trạng bạo loạn khủng bố ở một số quốc gia.
- Đời sống xã hội: đời sống nhân dân được cải thiện nhưng có tình trạng phân hóa giàu nghèo.
- Phát triển văn hóa, thể thao nhưng vẫn còn ô nhiễm môi trường, tôn giáo, nguồn lực vẫn còn hạn chế,....
5. Việt Nam gia nhập ASEAN
- Về kinh tế, giao dịch thương mại của nước ta đạt 30% trong khối.
- Tham gia hầu hết các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội.
- Vị trí của Việt Nam được nâng cao.
- Cơ hội: mở rộng thị trường, thúc đẩy phát triển kinh tế, giao lưu học hỏi kinh nghiệm và tiếp thu khoa học công nghệ.
- Thách thức: chênh lệch về trình độ phát triển, khác biệt về thể chế chính trị, cạnh tranh giữa các nước
Bình luận