Địa lí 8: Phân tích đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam
Thủy văn là một thành phần rất quan trọng của tự nhiên, có tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ của tự nhiên cũng như mọi hoạt động của con người.Vậy sông ngòi nước ta có đặc điểm gì thì chúng ta cùng tìm hiểu nội dung chuyên đề này.
Đặc điểm chung của thủy văn Việt Nam phản ánh rõ tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, đồng thời phản ánh các mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên tại mỗi khu vực khác nhau.
1. Sông ngòi Việt Nam có mạng lưới dày đặc, nguồn nước phong phú và có nhiều phù sa.
- Do có nguồn cung cấp nước dồi dào nên nước ta có 2360 con sông lướn nhỏ có chiều dài tư 10km trở nên. Dọc bở biển nước ta, cứ 20km lại có 1 cửa sông, nhưng do tính chất đồi núi bị cắt xẻ nên phần lớn các con sông là sông nhỏ có diện tích 500km2 và chiều dài dòng chảy chưa đến 100km.
- Sông ngòi nước ta có lượng nước phong phú, với tổng lưu lượng trung bình đạt 26.600m³/s, tương đương với tổng lượng nước 839 tỉ m³/ năm. Trong đó, phần nước được sản sinh ra trên lãnh thổ nước ta là 323 tỉ m³/năm, chiếm 38,5%; phần từ nước ngoài chảy vào nước ta là 526 tỉ m³/năm, chiếm 61,5%.
- Do đại lượng dòng chảy đạt tị số cao nên sông ngòi nước ta có sức xâm thực mạnh mang theo lượng phù sa lớn, bình quân đạt 226 tấn/km2/năm. Tổng lượng phù sa của sông ngòi nước ta là 200 triệu tấn/năm. Độ đục trung bình là 223 g/m³.
- Giải thích: Do nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ẩm; lãnh thổ hẹp ngang với 3/4 diện tích là đồi núi, địa hình dốc; độ che phủ rừng thấp.
2. Đại bộ phận sông ngòi nước ta chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển Đông.
- Theo cấu trúc địa hình và địa thế thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, phần lớn các sông ngòi nước ta chảy theo hướng tây bắc - đông nam như sông Chảy, sông Đà, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu,... Chỉ trừ sông Kỳ Cùng - Bằng Giang, Sê San, Srepoc là không chảy theo hướng đó. Phần lớn các con sông này đều đổ ra biển Đông, chỉ trừ sông Kì Cùng - Bằng Giang chảy sang Trung Quốc.
- Trên một số hệ thống sông lớn ở nước ta, mạng lưới sông có dạng nan quạt nên có khả năng tập trung nước rất nhanh.
- Giải thích: do độ nghiêng chung của đại hình là TB - ĐN và hướng của đia hình núi.
3. Sông ngòi nước ta có chế độ dòng chảy theo hai mùa rõ rệt.
Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên sông ngòi nước ta có chế độ nước đơn giản, trong năm thủy văn chỉ có một mùa lũ và một mùa cạn. tuy nhiên các sông ở miền Trung lại có thêm 1 đỉnh lũ xảy ra vào thàng 5 và tháng 6 do các trận mưa dông nhiệt đầu mùa hạ mang lại.
- Mùa lũ: kéo dài từ 3 đến 6 tháng, lượng nước chiếm trung bình 70 -80% tổng lượng nước cả năm. Phù hợp với chế độ mưa, mùa lũ của chế độ dòng chảy có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam, liên quan đến dải hội tụ nhiệt đới từ tháng 8 đến tháng 10 chuyển dịch dần từ đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Do ảnh hưởng của cấu trúc địa hình, phần lớn sông ngòi nước ta đều mang đặc điểm của sông ngòi miền núi nên trong mùa lũ, có nước lớn và mực nước dâng cao nhanh, đồng thời tăng cường khả năng xâm thực và vận chuyển phù sa.
- Mùa cạn: kéo dài 7-8 tháng, với lượng nước nhỏ, chiếm 20 - 30% tổng lượng nước cả năm, tháng kiệt nhất chiếm 1-2%, thậm chí sông còn không có nước. Sự chênh lệch nước của tháng đỉnh lũ và tháng kiệt nhất tới 15-30 lần. Điều này đòi hỏi phải có sự diều tiết nước bằng các hồ chưa và khôi phục rừng.
- Giải thích: do lượng mưa lớn và chế độ mưa phân mùa rõ rệt.
4. Chế độ nước của sông ngòi Việt Nam thường hay có nhiều biến động bất thường.
- Do diến biến thất thường của thời tiết nên chế độ nước song cũng bị biến động thất thường. Nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước mưa và nước ngầm. Có những năm xuất hiện lũ cao vào mùa hạ, còn ở vùng hạ lưu và cửa sông thì lượng nước cạn kiệt tạo điều kiện cho thủy triều xâm nhập.
- Trong những năm gần đây, ở một số nơi của nước ta xảy ra các trận lũ qué, đã ảnh hưởng lớn đến đời sống và hoạt động sản xuất của con người.
Bình luận