Tắt QC

Đề ôn thi trắc nghiệm môn vật lí 9 lên 10 (đề 3)

Bài có đáp án. Đề ôn thi trắc nghiệm môn Vật lí 9 lên 10 (đề 3). Học sinh luyện đề bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, các em click vào "xem đáp án" để biết được số lượng đáp án đúng của mình.

Câu 1: Đặt U1= 6V vào hai đầu dây dẫn thì CĐDĐ qua dây là 0,5A. Nếu tăng hiệu điện thế đó lên thêm 3V thì CĐDĐ qua dây dẫn sẽ:

  • A. tăng thêm 0,25A
  • B. giảm đi 0,25A
  • C. tăng thêm 0,50A
  • D. giảm đi 0,50A

Câu 2: Mắc một dây R= 24Ω vào U= 12V thì:

  • A. I = 2A
  • B. I = 1A
  • C. I = 0,5A
  • D. I = 0,25A

Câu 3: Hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn tăng lên gấp 2 lần thì cường độ dòng điện qua dây đó:

  • A. tăng lên 2 lần
  • B. giảm đi 2 lần
  • C. tăng lên 4 lần
  • D. giảm đi 4 lần

Câu 4: Đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế U = 6V mà dòng điện qua nó cường độ là 0,2A thì điện trở của dây là:

  • A. 3Ω
  • B. 12Ω
  • C. 15Ω
  • D. 30Ω

Câu 5: Công suất của một bếp điện thay đổi thế nào khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu bếp giảm đi còn một nửa?

  • A. giảm 2 lần
  • B. giảm 4 lần.
  • C.tăng 2 lần
  • D. tăng 4 lần

Câu 6: Để 1 động cơ điện hoạt động cần cung cấp một điện năng là 9 kJ. Biết hiệu suất của động cơ là 90%,công có ích của động cơ là :

  • A. 1kJ
  • B. 3kJ
  • C. 8,1kJ
  • D. 81kJ

Câu 7: Một động cơ điện trên có ghi 220V- 2200W được mắc vào 2 điểm có U = 220V. Biết hiệu suất của động cơ là H=90%. Điện trở thuần của động cơ điện đó là:

  • A. 2,2Ω
  • B. 22Ω
  • C. 19,8Ω
  • D. 198Ω

Câu 8: Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn là 2A khi nó được mắc vào hiệu điện thế là 36V. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó tăng thêm 0,5A nữa thì hiệu điện thế phải là bao nhiêu?

  • A. 9V
  • B. 18V
  • C. 36V
  • D. 45V

Câu 9: Cho mạch điện như hình vẽ: Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 9V, bóng đèn Đ( 6V- 3W ). Để đèn sáng bình thường, trị số của biến trở là:

  • A. 12Ω
  • B. 9Ω
  • C. 6Ω
  • D.3Ω

Câu 10: Hai điện trở R1 = 10Ω và R2 = 40Ω mắc nối tiếp nhau vào hai điểm có U=10V Thì tỉ số P1 : P2 là:

  • A. 4 : 1
  • B. 2 : 1
  • C. 1: 4
  • D. 1 : 2

Câu 11: Hai điện trở R1 = 10Ω và R2 = 40Ω mắc song song nhau vào hai điểm có U=10V Thì tỉ số P1 : P2 là:

  • A. 4 : 1
  • B. 2 : 1
  • C. 4
  • D. 1 : 2

Câu 12: Những dụng cụ nào dưới đây có tác dụng bảo vệ mạch điện khi sử dụng?

  • A. ampe kế
  • B. vôn kế
  • C. công tắc
  • D. cầu chì

Câu 13: Điều nào sau đây không nên làm khi sửa chữa bóng điện trong nhà:

  • A. Rút phích cắm ra khỏi ổ cắm điện
  • B. ngắt cầu dao điện chính
  • C. đứng trên bục cách điện
  • D. thay bóng đèn, không cần ngắt điện

Câu 14: Công thức nào sau đây không phải là công thức tính công suất?

  • A. P = U.I
  • B. P = U2 : R
  • C. = I2 .R
  • D. P = U : I

Câu 15: Để 1 động cơ điện hoạt động cần cung cấp một điện năng là 4321kJ. Biết công có ích của động cơ 3888,9kJ. Hiệu suất của động cơ là:

  • A. 60%
  • B. 70%
  • C. 80%
  • D. 90%

Câu 16: Khi dây chì của cầu chì bị đứt, ta phải:

  • A. thay dây chì khác có tiết diện to hơn
  • B. thay dây chì khác có tiết phù hợp
  • C. thay dây chì bằng dây đồng
  • D. thay dây chì bằng dây sắt

Câu 17: Điện trở tương đương của hai điện trở $R_{1}$, $R_{2}$ mắc nối tiếp nhau luôn có trị số:

  • A. $R_{t đ} < R_{1}$
  • B. $R_{t đ} > R_{2}$
  • C. $R_{t đ} < R_{1} + R_{2}$
  • D. $R_{t đ} > R_{1} + R_{2}$

Câu 18: Mắc $R_{1}$ vào hai điểm A,B của mạch điện thì I=0,4A. Nếu mắc nối tiếp thêm một điện trở $R_{2}$ = 10Ω mà I' = 0,2A thì $R_{1}$ có trị số là:

  • A. 5Ω
  • B. 10Ω
  • C. 15Ω
  • D. 20Ω

Câu 19: Đặt một số nam châm tự do trên một đường sức từ  (đường cong) của một thanh nam châm thẳng. Sự định hướng của các kim nam châm trên đường sức sẽ như thê nào?

  • A. Trục các kim nam châm song song nhau.
  • B. Trục các kim nam châm gần nhau sẽ vuông góc với nhau.
  • C. Trục các kim nam châm luôn nằm trên một đường thẳng.
  • D. Trục các kim nam châm luôn nằm trên một đường tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đặt của nam châm và chúng định hướng theo một chiều nhất định. 

Câu 20: Từ phổ là hình ảnh cụ thể về:

  • A. các đường sức điện.
  • B. các đường sức từ.
  • C. cường độ điện trường.
  • D. cảm ứng từ.

Câu 21: Chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như sau:

Tên các cực từ của nam châm là

  • A. A là cực Bắc, B là cực Nam
  • B. A là cực Nam, B là cực Bắc.
  • C. A và B là cực Bắc.
  • D. A và B là cực Nam.

Câu 22: Tia tới song song song trục chính một thấu kính phân kì, cho tia ló có đường kéo dài cắt trục chính tại một điểm cách quang tâm O của thấu kính 15 cm. Độ lớn tiêu cự của thấu kính này là:

  • A. 15 cm
  • B. 20 cm
  • C. 25 cm
  • D. 30 cm

Câu 23: Ảnh của một vật trong máy ảnh có vị trí:

  • A. nằm sát vật kính
  • B. nằm trên vật kính
  • C. nằm trên phim
  • D. nằm sau phim

Câu 24: Dùng máy ảnh để chụp ảnh một vật vuông góc cới trục chính của vật kính, khoảng  cách từ vật đến kính là  3m, khoảng cách từ vật kính đến phim là 5cm. Gọi AB và A'B' là chiều cao của vật và ảnh.

  • A. AB = 15A'B'.
  • B. AB = 60A'B'.
  • C. AB = 5A'B'.
  • D. AB = 300A'B'.

Câu 25: Một dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì:

  • A. Chịu tác dụng của lực điện
  • B. Chịu tác dụng của lực từ
  • C. Chịu tác dụng của lực điện từ
  • D. Chịu tác dụng của lực đàn hồi

Câu 26: Một dây dẫn AB có thể trượt tự do trên hai thanh ray dẫn điện MC và ND được đặt trong từ trường mà đường sức từ vuông góc với mặt phẳng MCDN, có chiều đi về phía sau mặt tờ giấy về phía mắt ta. Hỏi thanh AB sẽ chuyển động theo hướng nào?

  • A. Hướng F2
  • B. Hướng F4
  • C. Hướng F1
  • D. Hướng F3

Câu 27: Hãy chọn câu phát biểu đúng

  • A. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ không nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ.
  • B. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
  • C. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ.
  • D. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ.

Câu 28: Người ta nhìn thấy viên sỏi dưới đáy một chậu nước chứa đầy nước. Thông tin nào sau đây là đúng?

  • A. Tia sáng từ viên sỏi tới mắt truyền theo đường gấp khúc.
  • B. Thực ra mắt người quan sát được hình ảnh của viên sỏi nằm trên vị trí thực của viên sỏi một chút.
  • C. Xét tia sáng truyền từ viên sỏi đến mắt thì góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
  • D. Các thông tin trên đều đúng.

Câu 29: Cho một thấu kính có tiêu cự là 20 cm. Độ dài FF’ giữa hai tiêu điểm của thấu kính là:

  • A. 20 cm
  • B. 40 cm
  • C. 10 cm
  • D. 50 cm

Câu 30: Trong cac hình sau:

  • A. Hình vẽ a đúng. Hình vẽ b đúng. 
  • B. Hình vẽ a đúng. Hình vẽ b sai.
  • C. Hình vẽ a sai. Hình vẽ b đúng.
  • D. Cả hai hình vẽ đều sai.

Câu 31: Hãy tìm hiểu và cho biết ở Việt Nam các máy phát điện lớn trong lưới điện quốc gia có tần số bao nhiêu?

  • A. Tần số 100Hz.
  • B. Tần số 75Hz.
  • C. Tần số 50Hz.
  • D. Tần số 25Hz.

Câu 32: Máy phát điện xoay chiều biến đổi:

  • A. Cơ năng thành điện năng
  • B. Điện năng thành cơ năng
  • C. Cơ năng thành nhiệt năng
  • D. Nhiệt năng thành cơ năng

Câu 33: Khi sử dụng kính lúp để quan sát, người ta cần điều chỉnh cái gì để việc quan sát được thuận lợi? Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án sau:

  • A. Điều chỉnh cả vị trí của vật, của kính và của mắt.
  • B. Điều chỉnh vị trí của kính.
  • C. Điều chỉnh vị trí của vật.
  • D. Điều chỉnh vị trí của mắt.

Câu 34: Đặt một vật AB tại tiêu điểm F cảu kính lúp thì ảnh A'B' nằm ở khoảng nào?

  • A. Bằng 2f.
  • B. Ở vô cực.
  • C. Bằng f.
  • D. Bằng 4f.

Câu 35: Trong hiện tượng cảm ứng điện từ ta nhận biết được điều gì?

  • A. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn đặt gần nam châm.
  • B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây đặt trong từ trường của nam châm.
  • C. Dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm.
  • D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi cuộn dây chạm vào nam châm.

Câu 36: Vì sao khi cho nam châm quay trước một cuộn dây dẫn kín như thí nghiệm ở hình 32.1 thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng?

  • A. vì cường độ dòng điện trong cuộn dây thay đổi.
  • B. vì hiệu điện thế trong cuộn dây thay đổi.
  • C. vì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây thay đổi.
  • D. vì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây thay đổi.

Câu 37: Có mấy cách tạo ra dòng điện xoay chiều?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 38: Chiếu lần lượt một chùm ánh sáng trắng và một chùm ánh sáng màu xanh qua một tấm lọc màu xanh. Các chùm ánh sáng đi qua tấm lọc có màu:

  • A. trắng
  • B. đỏ
  • C. xanh
  • D. vàng

Câu 39: Khi chiếu ánh sáng từ nguồn ánh sáng trắng qua lăng kính, ta thu được:

  • A. Ánh sáng màu trắng.
  • B. Một dải màu xếp liền nhau: Đỏ - da cam – vàng – lục – lam – chàm – tím.
  • C. Một khối có màu của ba màu cơ bản: Đỏ - lục – lam.
  • D. Ánh sáng đỏ.

Câu 40: Nếu đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của máy biến thế một hiệu điện thế xoay chiều thì từ trường trong lõi sắt từ sẽ:

  • A. Luôn giảm
  • B. Luôn tăng
  • C. Biến thiên
  • D. Không biến thiên

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác