Đề thi thử trắc nghiệm mới nhất môn GDCD kì thi THPT năm 2017, đề số 11

Kì thi THPT Quốc gia năm 2017 chỉ còn khoảng một tháng nữa đã diễn ra. Đề thi thử trắc nghiệm mới nhất môn GDCD kì thi THPT năm 2017, đề số 11

Đề thi thử trắc nghiệm mới nhất môn GDCD kì thi THPT năm 2017, đề số 11

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017

BÀI THI: MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN  

(Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề)

 

Câu 1.  Việc cộng điểm thi tốt nghiệp và đại học, cao đẳng theo khu vực thể hiện điều gì?

A. Sự thiên vị dành cho các vùng miền khác nhau.                            
B.Sự bình đẳng.
C. Sự tôn trọng khi chênh lệch vùng miền.
D. Sự thoải mái trong tâm lý của người dân ở các vùng miền khác nhau.

 

Câu 2.  Tại sao mọi công dân cần phải được bình đẳng trước pháp luật?

A. Vì Bác Hồ nói như vậy.                                                       
B. Vì mọi công dân đều như nhau.
C. Vì Nhà nước yêu cầu như vậy.
D.Vì chỉ có bình đẳng trước pháp luật thì xã hội mới phát triển theo hướng tiến bộ và văn minh hơn.

 

Câu 3.  Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước quy định trong.

A. Hiến pháp.                   
B.Hiến pháp và luật.      
C. Luật Hiến pháp.         
D. Luật và chính sách.

 

Câu 4.  Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lí

A. như nhau.                    
B. ngang nhau.                
C. bằng nhau                   
D. có thể khác nhau.

 

Câu 5.  Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi.

A. dân tộc, giới tính, tôn giáo.                
B. thu nhập, tuổi tác, địa vị.   
C.dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo.                     
D. dân tộc, độ tuổi, giới tính.

 

Câu 6.  Không có pháp luật, xã hội sẽ không?

A. Dân chủ và hạnh phúc                                       
B. Trật tự và ổn định
C. Hòa bình và dân chủ                                          
D. Sức mạnh và quyền lực

 

Câu 7.  Xã hội Việt Nam đã trải qua các chế độ xã hội nào dưới đây?

  A. Chủ nô, phong kiến, tư hữu, xã hội chủ nghĩa
B.Phong kiến, chủ nô, tư sản, xã hội chủ nghĩa
C. Chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản, xã hội chủ nghĩa
D. Chiếm hữu nô lệ, chủ nô, tư bản, xã hội chủ nghĩa

 

Câu 8.  Văn bản nào dưới đây không mang tính pháp luật?

A. Hiến pháp.           
B. Nội quy.                                  
C.Nghị quyết.                                                                         
D. Pháp lệnh.

 

Câu 9.  Trong các quy tắc dưới đây, quy tắc nào là quy phạm pháp luật?

A. Anh chị em trong gia đình phải yêu thương lẫn nhau.
B. Giúp đỡ người già khi qua đường.
C.Gặp đèn đỏ khi qua đường phải dừng lại.
D. Giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà.

 

Câu 10.  Người nào tuy có điểu kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì.

A. Vi phạm pháp luật hành chính.                          
B. Vi phạm pháp luật hình sự.
C. Vi phạm pháp luật dân sự.                                   
D. Vi phạm quy tắc đạo đức.

 

Câu 11.  Điều nào sau đây thể hiện sự bất bình đẳng giữa các dân tộc?

A. Tất cả mọi người dân đủ điều kiện trong nước Việt Nam đều được đi bầu cử.
B.Tất cả các em học sinh đi học đều phải đóng học phí như nhau.
C. Tất cả mọi người dân đều được Nhà nước tạo điều kiện để được đi học.
D. Cộng điểm thi tốt nghiệp cho học sinh vùng dân tộc và miền núi.

 

Câu 12.  Điều nào sau đây thể hiện sự bất bình đẳng giữa các tôn giáo?

A. Đa số người dân Việt Nam theo đạo phật.
B. Dù theo bất cứ tôn giáo nào, bạn cũng sẽ được ứng cử trong các đợt bẩu cử.
C. Tất cả các gia đình đều phải có bàn thờ tổ tiên
D. Các tôn giáo ít người cũng được tôn trọng như tôn giáo nhiều người

 

Câu 13.  Mục đích của việc bình đẳng giữa các tôn giáo?

A.Tăng tinh thần đoàn kết dân tộc.
B. Giúp cho các tôn giáo ít người trở nên đông người hơn.
C. Thúc đẩy kinh tế phát triển.
D. Tăng tinh thẩn đoàn kết giữa các dân tộc thiểu số.

 

Câu 14.  Điều nào dưới đây thể hiện sự bất bình đẳng giữa các dân tộc?

A. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.
B. Các dân tộc có quyền giữ gìn bản sắc dân tộc của mình.
C.Các dân tộc thiểu số có quyền duy trì mọi phong tục, tập quán riêng của mình.
D. Người dân tộc thiểu số được hưởng chính sách ưu tiên trong giáo dục và đào tạo.

 

Câu 15.  Nội dung chính sách pháp luật nào dưới đây nói về quyền bình đẳng giữa các dân tộc?

A. Tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số duy trì mọi phong tục, tập quán riêng.
B. Xóa bỏ những nét văn hóa cổ hủ, lạc hậu của dân tộc.
C.Nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
D. Phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

 

Câu 16.  Trong hoạt động ngoại khóa của một trường Dân tộc nội trú. Học sinh được khuyến khích mặc những bộ trang phục đặc sắc của dân tộc mình để hát, múa, biểu diễn những tác phẩm nghệ thuật mang đậm nét văn hóa của dân tộc mình. Điều này thể hiện?

A.Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
B. Bản sắc dân tộc, không thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc.
C. Chủ trương khuyến khích văn hóa, văn nghệ.
D. Sự độc quyền của một dân tộc.

 

Câu 17.  Chính sách khuyến khích giáo viên ở đồng bằng lên miền núi dạy học nhằm mục đích gì?

A. Giúp các giáo viên đồng bằng tăng thêm thu nhập.
B. Tạo điều kiện để nâng cao tri thức cho nhân dân tại các vùng có trình độ dân trí chưa cao.
C. Các dân tộc miền núi đoàn kết với nhau hơn.
D. Xóa đói, giảm nghèo cho các vùng dân tộc thiểu số.

 

Câu 18.  Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là.

A. Trong mọi trường hợp, không ai có thể bị bắt.
B. Công an có thể bắt người nếu nghi là phạm tội.
C. Chỉ được bắt người khi có lệnh bắt người của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
D. Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có quyết định của tòa án.

 

Câu 19.  Các quyển tự do cơ bản của công dân là các quyền được ghi nhận trong Hiến pháp và luật,
quy định mối quan hệ giữa.

A. Công dân với công dân.                                                                   
B, Nhà nước với công dân.
C. A và B đều đúng.                                                                                
D. A và B đểu sai

 

Câu 20.  Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành.

A. Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
B. Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét
thấy cần bắt ngay để người đó không trốn.
C.Khi thấy ở người hoặc tại chỗ ở của một người nào đó có dấu vết của tội phạm và xét thấy cẩn
ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 21.  Khẳng định nào dưới đây là Sai về quyền được pháp luật bảo vệ về danh dự và nhân phẩmcủa công dân?

A. Không ai được làm thiệt hại đến nhân phẩm, danh dự của người khác.
B. Không ai được làm thiệt hại đến uy tín của người khác.
C. Không ai được phê bình gay gắt đối với người khác.
D. Không ai được mắng nhiếc, mạt sát người khác.

 

Câu 22.  Pháp luật cho phép khám chỗ ở trong trường hợp nào dưới đây?

A. Nghi ngờ chỗ ở, địa điểm của người nào đó có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án.
B.Có căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa điểm của một người có tài liệu liên quan đến vụ án.
C. Nghi ngờ người nào đó đang thực hiện tội phạm.
D. Nghi ngờ chỗ ở, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện để thực hiện tội phạm.

 

Câu 23.  Pháp luật cho phép khám chỗ ở trong trường hợp nào dưới đây?

A. Nghi ngờ người nào đó đang thực hiện tội phạm.
B.Cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẩn tránh ở đó.
C.Có căn cứ để khẳng định chỗ ở và địa điểm của một người có tiền.
D. Có căn cứ để khẳng định chỗ ở và địa điểm của một người có dao, búa, rìu.

 

Câu 24.  Trong các trường hợp sau, trường hợp nào là sai về quyền bất khả xâm phạm về thân thểcủa công dân?

A. Tự tiện bắt và giam giữ người là hành vi trái pháp luật.
B.Bắt người là vi phạm pháp luật.
C.Trong trường hợp cần thiết, có thể bắt và giam giữ người nhưng phải theo đúng quy định củapháp luật.
D. Chỉ được bắt người trong trường hợp được pháp luật cho phép.

 

Câu 25.  Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào?

A. Trực tiếp phát biểu ý kiến trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học, khu dân cư nơi mình cư trú.
B. Tự do phát biểu ở bất cứ nơi nào về bất cứ điểu gì mà mình thích.
C. Tập trung đông người để phản đối việc làm sai trái của chính quyền địa phương.
D. Phát tờ rơi trên các ngã tư đường phố.

 

Câu 26.  Hạnh và Giang ngồi cạnh nhau, trong giờ kiểm tra Hạnh đã muốn nhìn bài của Giangnhưng Giang không đồng ý. Kết quả là Giang được điểm cao còn Hạnh bị điểm kém. Hạnh vì ghen ghét đã tung tin là Giang đã giở tài liệu nên mới được điểm cao như vậy. Giang bị mộtsố bạn trong lớp xa lánh và không còn thiện cảm với bạn ấy nữa. Hành động của Hạnh đã viphạm quyền gì?

A. Quyền đảm bảo bí mật cá nhân.                       
B.Quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm.
C. Quyển riêng tư cá nhân.                                        
D. Quyền quyết định cá nhân.

 

Câu 27.  Hai bạn A và B cùng yêu 1 bạn nam tên C. Tuy nhiên C chỉ yêu A và không yêu B. Vì ghenghét nên B đã định bụng sẽ trả thù A bằng cách là thuê một đám học sinh đánh dằn mặt cho Avà quay cả clip tung lên mạng xã hội. Như vậy là B đã vi phạm quyền gì đối với A?

A.Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân.

 

Câu 28.  Thấy hai thanh niêm đang trộm chó bỏ chạy, nhiều thanh niên ở làng đã bám đuổi theo sát, nhìn thấy họ chạy vào tận nhà ông Dân. Đám thanh niên đã tóm được hai tên trộm chó. Tất cả đám thanh niêm xông vào đánh cho hai thanh niên một trận tơi bời, máu chảy đầm đìa. Hành động của thanh niên trong làng là vi phạm quyền gì của công dân?

A. Không vi phạm quyền gì cả, họ ăn trộm rất nhiều chó rồi và hành động đó là đáng với họ.
B.Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.
C. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dần.
D. Vi phạm quyển tự do cá nhân.

 

Cãu 29.  Bạn Hương lên Hà Nội học và có thuê nhà của bà Lâm. Nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Hương đã chậm tiền nhà của bà Lâm 1 tuần nay Bà Lâm bực mình đuổi Hương ra khỏi phòng trọ, nhưng do Hương không biết đi đâu về đâu nên cứ ở lì trong phòng trọ. Tức thì bà Lâm khóa trái cửa lại nhốt không cho Hương ra. Bà Lâm đã vi phạm quyền gì?

A. Không vi phạm quyền gì cả vì đây là nhà của bà Lâm.
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C.Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và chỗ ở của công dân.

 

Câu 30.  Hai thanh niên đang đuổi theo một tên trộm xe máy nhưng bỗng nhiên mất dấu. Thấy một người nói.  chắc tên trộm chạy vào nhà bà Lan. Hai thanh niên đến nhà bà Lan và đòi xông vào nhà tìm. Bà Lan nói không nhìn thấy ai chạy vào nhà và không cho phép hai thanh niên vào nhà. Nhưng hai thanh niên kia vẫn khẳng định và xông vào nhà lục soát. Hai thanh niên đã vi phạm quyền gì?

A.Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.
B. Không vi phạm quyển gì vì có người chắc như vậy.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

 

Câu 31.  Người nào dưới đây có quyển ứng cử ?

A. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có đủ các điều kiện mà pháp luật quy định có thể được nhiều, nơi giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.
B. Công dân có quyền tự mình ra ứng cử đại biểu Quốc hội ở nhiều nơi.
C. Công dân có đủ các điều kiện pháp luật quy định có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội ở nhiểu nơi.
D. Công dân từ đủ 21 tuổi trở lên, có đủ các điểu kiện pháp luật quy định có quyền ứng cử đại biểu quốc hội ở một nơi.

 

Câu 32.  Vì lý do sức khỏe, những người ốm đau không thể tự đi bỏ phiếu bầu cử thì ?

A. Nhờ bất cứ ai đi bỏ phiếu hộ là được.
B. Bầu thông qua cách thức là gửi thư.
C. Tổ bẩu cử mang hòm phiếu đến tận nơi người ốm trực tiếp bỏ phiếu.
D. Nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ.

 

Câu 33.  Những người nào dưới đây có quyền khiếu nại ?

A. Mọi công dân đều có quyền khiếu nại.                             
B.Mọi cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại.
C.Mọi công dân trên 18 tuổi.                                                    
D. Mọi công dân trên 21 tuổi.

 

Câu 34.  Những người nào dưới đây có quyền tố cáo?

A. Chỉ công dân mới có quyền tố cáo.                                                 
B. Mọi cá nhân, tổ chức có quyền tố cáo.
C. Mọi công dân trên 18 tuổi.                                                                  
D. Mọi công dân trên 21 tuổi.

 

Câu 35.  Người nào có quyền giải quyết khiếu nại ?

A.Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.                                      
. ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
C. Giám đốc công ty.                                                                                  
D. Tòa án.

 

Câu 36.  Người nào có quyền giải quyết tố cáo ?

A.Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.                                      

B. ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
C. Giám đốc công ty.                                                                                  
D. Tòa án.

 

Câu 37.  Sau mỗi một đợt Tổng tuyển cử thì bầu ra tổ chức nào ?

A. Nhà nước.                    
B. Quốc hội.                     
C. Chủ tịch nước.             
D. Chính phủ.

 

Câu 38.  Sau khi bầu ra Quốc hội thì Quốc hội sẽ cử ra tổ chức nào ?

A. Nhà nước.                    
B. Quốc hội.                     
C. Chủ tịch nước.            
D. Chính phủ.


Câu 39.  Trên thế giới quốc gia nào có quy định về số tuổi đi bầu cử là cao nhất (21 tuổi) ?

A. Việt Nam.                    
B. Trung Quốc.                          
C. Iran.                                  
D. Singapo.

 

Câu 40.  Trên thế giới quốc gia nào có quy định về số tuổi đi bẩu cử là thấp nhất(16 tuổi) ?

A. Việt Nam.                              
B. Trung Quốc.                          
C. Iran.                                  
D. Singapo.

 --------------------------------------- HẾT -------------------------------------

Bình luận

Giải bài tập những môn khác