Tắt QC

Đề 20: Luyện thi THPTQG môn GDCD năm 2018

Đề 20: Luyện thi THPTQG môn GDCD năm 2018. Đề gồm 40 câu hỏi, các em học sinh làm trong thời gian 50 phút. Khi làm xong, các em sẽ biết số điểm của mình và đáp án các câu hỏi. Hãy nhấn chữ bắt đầu ở phía dưới để làm.

Câu 1. Phương pháp quản lí xã hội một cách hiệu quả nhất là quản lí bằng

  • A. đạo đức.                 
  • B. giáo dục.                
  • C. pháp luật.               
  • D. kế hoạch.

Câu 2. Sự phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và tầng lớp xã hội trong pháp luật là sự thể hiện bản chất nào sau đây của pháp luật?

  • A. Bản chất giai cấp của pháp luật.               
  • B. Bản chất xã hội của pháp luật.
  • C. Bản chất của giai cấp tư sản.                     
  • D. Bản chất của giai cấp nông dân.

Câu 3. Công dân A mở cửa hàng kinh doanh là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

  • A. Sử dụng pháp luật.                                    
  • B. Thi hành pháp luật.
  • C. Tuân thủ pháp luật.                                               
  • D. Áp dụng pháp luật.

Câu 4. Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là nội dung của khái niệm nào duới đây?

  • A. Trách nhiệm pháp lí.                                  
  • B. Trách nhiệm hình sự.
  • C. Trách nhiệm hành chính.                           
  • D. Trách nhiệm dân sự.

Câu 5. Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  • A. Thực hiện pháp luật.                                 
  • B. Vi phạm pháp luật.
  • C. Tuân thủ pháp luật.                                               
  • D. Trách nhiệm pháp lí.

Câu 6. Văn hoá hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm tất cả các giá trị:

  • A. Vật chất và tinh thần.  
  • B.Vật chất -giáo dục - khoa học kỹ thuật - tinh thần
  • C. Vật chất - tinh thần - văn học nghệ thuật.    
  • D. Vật chất - tinh thần - khoa học kỹ thuật

Câu 7. Nhiệm vụ xây dựng một nền văn hoá " tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" được Đảng ta đề ra vào đại hội Đảng lần thứ mấy?

  • A Lần thứ VII (1991)          
  • B  Lần thứ IX (2001)            
  • C Lần thứ VIII (1996)         
  • D Lần thứ VI (1986)

Câu 8. Giáo dục - đào tạo bao gồm mấy nhiệm vụ cơ bản?

  • A 1 
  • B  5 
  • C 3 
  • D 2

Câu 9. Cùng với giáo dục - đào tạo thì yếu tố nào còn được coi là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí ... trong quan điểm của Đảng ta (Đại hội Đảng VIII):

  • A. Văn hóa - tinh thần                                                     
  • B. Khoa học và công nghệ
  • C. Dân số - việc làm                                                        
  • D. Y tế - môi trường - bệnh hiểm nghèo

Câu 10. Cuộc thi Rô bô con ... thể hiện rõ nhất nội dung nào của giáo dục - đào tạo?

  • A. Đào tạo nhân lực                                                         
  • B. Phát huy khả năng của con người
  • C. Bồi dưỡng nhân tài                                                     
  • D. Tìm kiếm tài năng khoa học công nghệ

Câu 11.  Hình thức tín ngưỡng có tổ chức giáo lí, nghi lễ thể hiện sự sùng bái được hiểu là

  • A. Tôn giáo.              
  • B. Dân tộc.                 
  • C. Tà giáo.                  
  • D. Tín ngưỡng.

Câu 12. Đánh người gây thương thương tích là hành vi xâm hại đến

  • A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  • B. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
  • C. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
  • D. quyền bất khả xâm phạm về  chỗ ở.

Câu 13. Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm

  • A. an toàn và bí mật.                                      
  • B. an toàn và bảo mật.
  • C. tuyệt đối an toàn.                                      
  • D. tuyệt đối bảo mật.

Câu 14. Công dân được quyền khiếu nại khi thấy hành vi

  • A. gây hại cho lợi ích công cộng.                  
  • B. gây hại cho tài sản Nhà nước.
  • C. gây hại cho tài sản của người khác.          
  • D. xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 15. Quyền tham gia quản lý  Nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở được thực hiện theo nguyên tắc

  • A. dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
  • B. dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
  • C. dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân theo dõi.
  • D. Dân quyết định, dân làm, dân kiểm tra.

Câu 16. Quyền nào dưới đây là quyền dân chủ của công dân?

  • A. Quyền ngôn luận.
  • B. Quyền tín ngưỡng, tôn giáo.
  • C. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.
  • D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 17. Nội dung của các văn bản pháp luật đều phải phù hợp, không được trái Hiến pháp thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

  • A. Tính quy phạm phổ biến.                          
  • B. Tính quyền lực và bắt buộc chung.
  • C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. 
  • D. Tính xác định về mặt nội dung.

Câu 18. Pháp luật quy định xử phạt hành chính đối với mọi công dân không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy. Trong trường hợp này, pháp luật có vai trò là phương tiện để Nhà nước

  • A. bảo vệ công dân.                                       
  • B. bảo vệ lợi ích của mình.
  • C. quản lý công dân.                                      
  • D. quản lý xã hội.

Câu 19. Mua hàng mà không thanh toán tiền đúng cam kết  hành vi vi phạm

  • A. dân sự.                  
  • B. hình sự.                  
  • C. hành chính.                        
  • D. kỷ luật.

Câu 20. Trường hợp nào sau đây là vi phạm kỉ luật?

  • A. Thường xuyên đi làm muộn.                     
  • B. Sản xuất hàng giả.
  • C. vượt đèn đỏ.                                              
  • D. Làm lây nhiễm HIV cho người khác.

Câu 21. Theo quy định của pháp luật mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền đi bầu cử điều này thể hiện quyền

  • A. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.             
  • B. bình đẳng về quyền chính trị.
  • C. bình đẳng giữa các dân tộc.          
  • D. bình đẳng giữa các tôn giáo.

Câu 22. Nhiều lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước là người dân tộc thiểu số, điều này thể hiện nội dung bình đẳng nào dưới đây?

  • A. Bình đẳng về chính trị.                              
  • B. Bình đẳng về kinh tế.
  • C. Bình đẳng về văn hóa.                               
  • D. Bình đẳng về giáo dục

Câu 23. Việc xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân chủ yếu được thể hiện qua việc làm trái pháp luật nào sau đây?

  • A. Đánh người gây thương tích.                   
  • B. Bắt, giam, giữ người trái pháp luật.
  • C. Giết người, đe dọa giết người.                  
  • D. Làm chết người.

Câu 24. Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

  • A. Cho bạn đọc tin nhắn của mình.
  • B. Cho bạn bè số điện thoại của người thân.
  • C. Nhờ bạn viết hộ thư.                                             
  • D. Đọc trộm tin nhắn của người khác.

Câu 25. Việc làm nào sau đây là xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của người khác?

  • A. Cha mẹ nhắc nhở phê bình con mắc lỗi.   
  • B. Trêu đùa bạn trong lớp.     
  • C. Nói xấu người khác trên facebook.           
  • D. Góp ý, kiểm điểm bạn vi phạm nội qui.

Câu 26. Công dân góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013 là thể hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội ở phạm vi

  • A. cơ sở.                                                       
  • B. cả nước.
  • C. địa phương.                                   
  • D. trung ương.

Câu 27. Người già yếu, tàn tật thì tổ bầu cử mang thùng phiếu và phiếu bầu  đến nơi ở của cử tri. Việc này thể hiện nguyên tắc

  • A. trực tiếp.                
  • B. phổ thông .            
  • C. bình đẳng.                          
  • D. bỏ phiếu kín.

Câu 28. Công dân sử dụng quyền nào sau đây để góp phần ngăn chặn những hành vi trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, công dân?

  • A. Quyền khiếu nại của công dân.
  • B. Quyền tự do ngô luận của công dân.
  • C. Quyền tố cáo của công dân.
  • D. Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

Câu 29. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm khi đi xe Moto. Điều này thuộc loại vi phạm pháp luật nào?

  • A. Vi phạm hành chính.                                 
  • B. Vi phạm kỉ luật.
  • C. Vi phạm dân sự.                                        
  • D. Vi phạm hình sự.

Câu 30. Hàng ngày đi đến trường em và các bạn không đi hàng hai, hàng ba, không sử dụng ô che nắng khi điều khiển phương tiện điều này thể hiện hình thức thực hiện pháp luật nào?

  • A. Sử dụng pháp luật.                                    
  • B. Áp dụng pháp luật.
  • C. Tuân thủ pháp luật.                                               
  • D. Thi hành pháp luật.

Câu 31. Em sẽ chọn cách xử sự nào dưới đây khi biết anh trai mình kinh doanh dịch vụ karaoke mà không có giấy phép kinh doanh?

  • A. Phản đối anh bằng cách mách với bố mẹ.
  • B. Giải thích để  anh hiểu và xin cấp giấy phép kinh doanh.
  • C. Coi như không biết vì mình là em nói anh cũng không nghe.
  • D. Ủng hộ vì cho rằng đó là việc làm mang lại lợi ích cho anh.

Câu 32. Anh H khi bán xe ô tô của hai vợ chồng đã không bàn bạc với vợ. Anh H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

  • A. nhân thân.             
  • B. tài sản.                   
  • C. tài chính.                
  • D. gia đình.

Câu 33. Gia đình bạn Y bán thuốc tân dược, trong khi giấy phép kinh doanh của gia đình kinh doanh hàng tạp hóa. Theo em gia đình bạn Y đã vi phạm nội dung nào trong quyền bình đẳng trong kinh doanh?

  • A. Tự chủ kinh doanh.
  • B. Chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh.
  • C. Kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng kí.
  • D. Mở rộng thị trường, quy mô kinh doanh.

Câu 34. Tên trộm đang bị đuổi bắt, bất ngờ chạy vào nhà một người dân. Nếu em là người đuổi bắt trộm, em sẽ xử sự như thế nào?

  • A. Xin phép chủ nhà cho vào bắt trộm.         
  • B. Hô hoán mọi người quây kín ngôi nhà.
  • C. Cứ xông vào bắt.                                       
  • D. Ở ngoài chờ tên trộm đi ra.

Câu 35. A 16 tuổi, cha mẹ A thường xuyên kiểm tra điện thoại và xem nhật  ký của A. Nếu là A em sẽ làm gì trong tình huống này?

  • A. Giận và không nói chuyện với cha mẹ.                             
  • B. Xem trộm điện thoại của cha mẹ cho hả giận.                  
  • C. Nói chuyện với cha mẹ, mong cha mẹ tôn trọng quyền riêng tư của mình.
  • D. Mách chuyện với ông bà để nhờ ông bà xử lí.

Câu 36. D đủ 18 tuổi, được mẹ ủy quyền đi bỏ phiếu bầu cho cả nhà. Nếu là D em sẽ làm thế nào?

  • A. Vui vẻ nhận lời.
  • B. Hơi ngại, song vẫn nhận lời.
  • C. Không nói gì và chỉ đi thực hiện quyền bầu cử của mình.
  • D. Khuyên mẹ và mọi người cùng đi bầu cử

Câu 37. T 16 tuổi, bị công an bắt khi đang vận chuyển trái phép chất ma túy. T phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?

  • A. T không phải chịu trách nhiệm pháp lí vì đang tuổi vị thành niên.
  • B. T phải chịu trách nhiệm hành chính vì chỉ vận chuyển hộ người khác.
  • C. T phải chịu trách nhiệm hình sự vì đã đủ tuổi theo qui định của pháp luật.
  • D. T phải chịu trách nhiệm hình sự vì phạm tội đặc biệt nghiệm trọng.

Câu 38. Chị N và công ty X giao kết hợp đồng lao động, trong đó công ty X có hành động ép chị N phải nộp 5 triệu tiền đặt cọc, việc giao kết phù hợp với nội dung nào sau đây?

  • A. Tự nguyện, bình đẳng.
  • B. Không trái thỏa ước lao động tập thể.
  • C. Giao kết trực tiếp.
  • D. Trái pháp luật lao động.

Câu 39. Nếu thấy những hành động phá hoại trụ sở Phật giáo ở địa phương em. Em sẽ lựa chọn cách xử sự nào dưới đây để đúng với quy định của pháp luật?

  • A. Báo với chính quyền địa phương để xử lí.
  • B. Tự mình ngăn cản những hoạt động đó.
  • C. Kêu gọi mọi người xunh quang ngăn hành động đó lại.
  • D. Coi như không biết vì mình không theo tôn giáo.

Câu 40. Bà M thấy mất chiếc điện thoại mới mua, bà M nghi cho người hàng xóm lấy trộm, bà định sang nhà họ để lục soát, biết ý định của bà M em sẽ làm gì?

  • A. Giúp bà M sáng nhà hàng xóm lục soát.
  • B. Giải thích cho bà M biết làm như vậy là trái pháp luật.
  • C. Im lặng vì chẳng thấy có gì liên quan đến mình.
  • D. Nói cho cả xóm biết sự việc của bà M.

Xem đáp án

Bình luận