Đề thi giữa kì 2 HĐTN 8 CTST: Đề tham khảo số 4
Trọn bộ đề thi giữa kì 2 HĐTN 8 CTST: Đề tham khảo số 4 bộ sách mới Chân trời sáng tạo bản 1 gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 (BẢN 1) CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ĐỀ 4
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Đâu không phải là hoạt động giáo dục truyền thống địa phương?
A. Tổ chức tuyên truyền Hiến pháp và pháp luật.
B. Đền ơn đáp nghĩa người có công với cách mạng, quê hương, đất nước.
C. Lễ hội truyền thống đặc sắc của địa phương.
D. Dạy nghề truyền thống địa phương cho lớp trẻ.
Câu 2 (0,5 điểm). Theo em, thiên tai là gì?
A. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống.
B. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.
C. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường và các hoạt động kinh tế - xã hội.
D. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường.
Câu 3 (0,5 điểm). Tại địa phương Mạnh có một nghề truyền thống nhưng đã bị mai một, chỉ còn một số ít hộ dân đang cố gắng duy trì. Mạnh cũng cho rằng nghề này không có hiệu quả nên không cần giữ nó. Em có đồng tình với ý kiến của Mạnh không?
A. Không đồng ý vì nghề truyền thống vẫn đem lại cho người dân nguồn thu nhập ổn định và phát triển cộng đồng.
B. Đồng ý vì nghề truyền thống không đem lại giá trị kinh tế ổn định và bền vững cho người dân trong vùng như các ngành nghề khác.
C. Đồng ý vì nghề truyền thống không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay.
D. Không đồng tình vì việc duy trì nghề truyền thống địa phương cũng là một hành động góp phần giáo dục truyền thống địa phương, phát triển cộng đồng.
Câu 4 (0,5 điểm). Đâu không phải là một hoạt động phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai?
A. Tổ chức các buổi tọa đàm về biến đổi khí hậu.
B. Trồng cây ở đường làng, lối xóm, các khu đồi trọc...
C. Nhặt rác, khơi thông cống rãnh, kênh mương...
D. Chuẩn bị các phương tiện, thiết bị ứng phó khi có thiên tai.
Câu 5 (0,5 điểm). Đâu không phải là một hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương?
A. Tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
B. Phát huy truyền thống hiếu học.
C. Mở lớp dạy nghệ thuật (múa, hát, vẽ) tại một số thành phố lớn.
D. Giúp nỡ người neo đơn, không nơi nương tựa.
Câu 6 (0,5 điểm). Theo em, các hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương có đặc điểm gì?
A. Cải thiện thu nhập, đời sống kinh tế của người dân
B. Tất cả các hộ gia đình, người dân địa phương đều phải tham gia và cần có trách nhiệm xây dựng, phát triển cộng đồng bằng những việc làm cụ thể.
C. Nâng cao trình độ dân trí của bản thân và gia đình.
D. Chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố tác động.
Câu 7 (0,5 điểm). Theo em, khi tổ chức hoạt động thiện nguyện cần lưu ý điều gì?
A. Cần xin phép những người tham gia hoạt động để thống nhất được phương án tổ chức.
B. Cần xin phép người dân nơi hoạt động được tổ chức để nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ.
C. Cần xin phép chính quyền địa phương hoặc các cá nhân, tổ chức có quyền hạn.
D. Cần xin phép các lực lượng chức năng để được hỗ trợ về địa điểm và bảo đảm an ninh trật tự.
Câu 8 (0,5 điểm). Đâu là cơ quan có nhiệm vụ thông tin về các cơn bão, lũ lụt, áp thấp ở nước ta là gì?
A. Trung tâm Thông tin khí tượng và thủy văn Trung ương.
B. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
C. Trung tâm Dự báo khí tượng quốc gia.
D. Trung tâm Thông tin thủy văn Việt Nam.
Câu 9 (0,5 điểm). Em hiểu gì về Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh?
A. Là nòng cốt cho các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
B. Là tổ chức chính trị - văn hóa của thiếu niên và nhi đồng Việt Nam.
C. Là tổ chức dành cho thiếu niên nhi đồng có độ tuổi từ 5 đến 18 tuổi tại Việt Nam.
D. Là lực lượng nòng cốt của của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Câu 10 (0,5 điểm). Đâu không phải tài liệu lưu giữ thông tin về thiên tai ở địa phương?
A. Số liệu thống kê về thiên tai và thiệt hại trong các báo cáo được đăng tải trên thông tin đại chúng.
B. Ảnh chụp ghi lại cảnh tượng thiên tai và thiệt hại được lưu giữ trên các trang báo và mạng.
C. Ảnh, video về khắc phục thiệt hại hậu thiên tai.
D. Ảnh chụp thiên tai và thiệt hại của các cá nhân.
Câu 11 (0,5 điểm). Ý nào dưới đây không đúng khi nói về việc tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng?
A. Mỗi cá nhân cần có trách nhiệm xây dựng và phát triển cộng đồng bằng những việc làm cụ thể: bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và danh lam thắng cảnh, tham gia các hoạt động giáo dục giữ gìn truyền thống, các hoạt động thiện nguyện.
B. Hoạt động thiện nguyện tại địa phương cần được thực hiện liên tiếp, đảm bảo tất cả các gia đình có hoàn cảnh khó khăn đều được giúp đỡ kịp thời.
C. Học sinh cần lựa chọn những việc làm phù hợp với bản thân để góp phần phát triển cộng đồng.
D. Tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương để cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Câu 12 (0,5 điểm). Ý nào dưới đây không đúng khi nói về việc sưu tầm tài liệu về thiên tai ở địa phương?
A. Chỉ rõ địa chỉ nguồn cung cấp thông tin về thiên tai.
B. Tập hợp và phân loại thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau.
C. Xác định mục đích sử dụng các tài liệu thu thập được.
D. Tổng hợp tất cả các nguồn tài liệu khác nhau.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
a. Lên kế hoạch hoạt động thiện nguyện phù hợp với điều kiện thực hiện của em.
b. Nêu một số lưu ý khi thực hiện kế hoạch hoạt động thiện nguyện đã lập.
Câu 2 (1,0 điểm). Nêu một số hoạt động phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường phát động.
Hướng dẫn trả lời
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
A | B | D | A | C | B |
Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 |
C | B | A | C | B | D |
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1:
a.
Gợi ý:
- Tên hoạt động: Lấy tên thể hiện được mục đích của hoạt động thiện nguyện. - Tên hoạt động: Lấy tên thể hiện được mục đích của hoạt động thiện nguyện.
- Mục tiêu: Ghi rõ mục tiêu mà hoạt động hướng đến. - Mục tiêu: Ghi rõ mục tiêu mà hoạt động hướng đến.
- Đối tượng hướng tới: Chỉ cụ thể đối tượng nhận được sự hỗ trợ. - Đối tượng hướng tới: Chỉ cụ thể đối tượng nhận được sự hỗ trợ.
- Thời gian, địa điểm, thực hiện: Ghi cụ thể các thông tin về thời gian, địa điểm tổ chức. - Thời gian, địa điểm, thực hiện: Ghi cụ thể các thông tin về thời gian, địa điểm tổ chức.
- Nội dung của hoạt động: Nêu chi tiết các nội dung chính có trong hoạt động. - Nội dung của hoạt động: Nêu chi tiết các nội dung chính có trong hoạt động.
- Nhân sự cùng tham gia thực hiện: Nêu rõ các thành phần nhân sự đóng góp công sức trong hoạt động. - Nhân sự cùng tham gia thực hiện: Nêu rõ các thành phần nhân sự đóng góp công sức trong hoạt động.
- Phương tiện, cách thức thực hiện hoạt động: Chỉ rõ cách tuyên truyền, quảng bá hoạt, nguồn vốn, hiện vật trong hoạt động. - Phương tiện, cách thức thực hiện hoạt động: Chỉ rõ cách tuyên truyền, quảng bá hoạt, nguồn vốn, hiện vật trong hoạt động.
b. Một số lưu ý khi thực hiện kế hoạch hoạt động thiện nguyện đã lập:
- Hoạt động thiện nguyện cần thực hiện đúng đối tượng, đúng thời điểm. - Hoạt động thiện nguyện cần thực hiện đúng đối tượng, đúng thời điểm.
- Cần xin phép chính quyền địa phương hoặc cá nhân, tổ chức có quyền hạn. - Cần xin phép chính quyền địa phương hoặc cá nhân, tổ chức có quyền hạn.
- Cần đối xử công bằng với tất cả các đối tượng được thụ hưởng trong hoạt động thiện nguyện. - Cần đối xử công bằng với tất cả các đối tượng được thụ hưởng trong hoạt động thiện nguyện.
Câu 2:
Một số hoạt động phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường phát động:
- Trồng cây ở đường làng, lối xóm, các khu đồi trọc... - Trồng cây ở đường làng, lối xóm, các khu đồi trọc...
- Nhặt rác, khơi thông cống rãnh, kênh mương... - Nhặt rác, khơi thông cống rãnh, kênh mương...
- Giúp người dân chằng chéo nhà cửa, công trình công cộng... - Giúp người dân chằng chéo nhà cửa, công trình công cộng...
- Chuẩn bị các phương tiện, thiết bị ứng phó khi có bão, lụt, sóng thần,... - Chuẩn bị các phương tiện, thiết bị ứng phó khi có bão, lụt, sóng thần,...
Thêm kiến thức môn học
Đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo bản 1, trọn bộ đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 chân trời bản 1, đề thi giữa kì 2 HĐTN 8 CTST: Đề
Bình luận