Đề thi giữa kì 2 HĐTN 8 CTST: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ đề thi giữa kì 2 HĐTN 8 CTST: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Chân trời sáng tạo bản 1 gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 (BẢN 1) CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ĐỀ 3

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 
Câu 1 (0,5 điểm). Ý nào dưới đây không đúng khi nói về việc tham gia hoạt động phát triển cộng đồng?
A. Mỗi cá nhân cần có trách nhiệm xây dựng và phát triển cộng đồng bằng những việc làm cụ thể: bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và danh lam thắng cảnh, tham gia các hoạt động giáo dục giữ gìn truyền thống, các hoạt động thiện nguyện. 
B. Tích cực tham gia hoạt động thiện nguyện giúp chúng ta thể hiện trách nhiệm của mình trong việc xây dựng, phát triển cộng đồng và xã hội. 
C. Mỗi cá nhân cần tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng để cuộc sống có ý nghĩa hơn. 
D. Ưu tiên các đối tượng, gia đình thân quen được thụ hưởng trong các hoạt động thiện nguyện. 
Câu 2 (0,5 điểm). Biện pháp được địa phương sử dụng để phòng tránh lũ lụt là:
A. Dự trữ nước uống, lương thực thực phẩm, thuốc men, các vật dụng cần thiết đủ để dùng ít nhất 7 ngày.
B. Trú tránh dưới gốc cây, cột điện.
C. Sử dụng nến để thắp sáng để tìm kiếm đồ trong không gian hạn chế.
D. Sử dụng thực phẩm đã tiếp xúc với nước lũ.
Câu 3 (0,5 điểm). Câu tục ngữ nào dưới đây nói về hoạt động thiện nguyện (sự chia sẻ, quan tâm, giúp đỡ trước những hoàn cảnh bất hạnh)?
A.  Người sao một hẹn thì nên/ Người sao chín hẹn thì quên cả mười.
B. Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. 
C. Ăn cùng mâm, nằm cùng chiếu. 
D. Anh em cốt nhục đồng bào/ Kẻ sau người trước phải hào cho vui.
Câu 4 (0,5 điểm). Ý nào dưới đây không đúng khi nói về phòng tránh thiên tai?
A. Truyền thông về phòng chống thiên tai giúp mọi người nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phòng chống thiên tai, chủ động ứng phó với thiên tai và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. 
B. Hằng năm, đất nước ta chịu khá nhiều thiệt hại do thiên tai gây ra. Vì vậy, mỗi cá nhân cần phải biết cách phòng tránh thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai. 
C. Là một học sinh THCS, em nên tham gia các hoạt động phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường phát động. 
D. Truyền thông về phòng tránh thiên tai là trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương không phải là nghĩa vụ của người dân địa phương. 
Câu 5 (0,5 điểm). Ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương là:
A. Tô điểm vẻ đẹp, thể hiện bề dày văn hóa đa dạng của địa phương, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người dân địa phương và người dân cả nước. 
B. Người dân địa phương được tùy ý sử dụng các hiện vật thuộc về cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương. 
C. Người dân địa phương sử dụng không gian cảnh quan cho mục đích kinh tế.  
D. Thể hiện sự quan tâm của chính quyền tới địa phương. 
Câu 6 (0,5 điểm). Theo em, cơ sở sản xuất kinh doanh ở địa phương có trách nhiệm gì trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương?
A. Ban hành các quy định về bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. 
B. Xử phạt nghiêm những hành vi làm thay đổi cấu trúc cảnh quan và sự hài hòa trong không gian. 
C. Không lấn chiếm, sử dụng trái phép không gian cảnh quan. 
D. Nâng cao vai trò của cộng đồng trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị các danh lam thắng cảnh.    
Câu 7 (0,5 điểm). Đâu là một hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương?
A. Xây dựng Quỹ hỗ trợ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương. 
B. Phát triển thế mạnh và tài năng của bản thân. 
C. Phát huy truyền thống hiếu học. 
D. Tự thiết kế sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương. 
Câu 8 (0,5 điểm). Là học sinh trung học cơ sở, em có thể tham gia các hoạt động phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai dưới đây do cơ quan nào tổ chức, phát động?
 - Giúp người dân chằng néo nhà cửa, công trình công cộng. 
 - Nhặt rác, khơi thông cống rãnh, kênh mương. 
 - Trồng cây ở đường làng, lối xóm, các khu đồi trọc. 
A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.  
B. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 
C. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. 
D. Đảng Cộng sản Việt Nam. 
Câu 9 (0,5 điểm). Có mấy mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra ở địa phương?

 A. 3     B. 4           C. 5      D. Tùy từng loại thiên tai.
  • Câu 10 (0,5 điểm). Mức độ xảy ra hiện tượng lũ lụt ở nước ta như thế nào?

A. Hiếm khi.
B. Thỉnh thoảng.
C. Thường xuyên. 
D. Chưa có. 
Câu 11 (0,5 điểm). Đâu không phải là một loại tài liệu về thiên tai địa phương?
A. Lời kể truyền miệng của người dân ở gần khu vực xảy ra thiên tai. 
B. Ảnh chụp ghi lại cảnh tượng thiên tai và thiệt hại được lưu giữ trên các trang báo, trang mạng. 
C. Video quay lại cảnh tượng thiên tai và thiệt hại được lưu giữ trên các trang mạng, trang báo điện tử. 
D. Số liệu thống kê về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra trong các bản báo cáo được đăng tải trên trang báo địa phương
Câu 12 (0,5 điểm). Theo em, tình huống nào dưới đây thể hiện việc làm góp phần giáo dục truyền thống của địa phương?
A. M hát rất hay nhưng không muốn tham gia liên hoan văn nghệ truyền thống tại địa phương. M cho rằng, những bài hát đó quá cũ và không còn phù hợp với đại bộ phận giới trẻ. 
B. Địa phương và gia đình T có truyền thống làm gốm. Tuy nhiên, T quyết định không theo nghề truyền thống của địa phương. T cho rằng, sản phẩm giá cả cao và tình hình xuất khẩu không khả quan.
C. H là cô giáo tiểu học. Đến cuối tuần, H mở lớp học tình thương, dạy chữ cho trẻ em khó khăn không có hoàn cảnh đến trường tại địa phương. 
D. Lớp M tổ chức thực hiện vệ sinh môi trường tại một khu dân cư. M lấy lí do không tham gia. M cho rằng: Đó là công việc của người lao công, cuối tuần là để nghỉ ngơi. 
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). 
a. Giới thiệu về vẻ đẹp của một danh lam thắng cảnh hoặc cảnh quan thiên nhiên của địa phương em mà em ấn tượng nhất. 
b. Nêu một số việc làm của một người học sinh trung học cơ sở để giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị của danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương em. 
Câu 2 (1,0 điểm). Nêu một số biện pháp mà địa phương em đã thực hiện để phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai ở địa phương.
 
Hướng dẫn trả lời
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4 Câu 5Câu 6
DADCAC
Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10 Câu 11Câu 12
ABCCAC

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:
a. Giới thiệu chùa Một Cột
- Vị trí: - Vị trí:
+ Ngày xưa được vua Lý xây dựng trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây hoàng thành Thǎng Long xưa. + Ngày xưa được vua Lý xây dựng trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây hoàng thành Thǎng Long xưa.
+ Ngày nay chùa nằm ở phố Chùa Một Cột, ngay cạnh quần thể di tích Quảng trường Ba Đình - Lăng Chủ Tịch ở trung tâm quận Ba Đình, Hà Nội. + Ngày nay chùa nằm ở phố Chùa Một Cột, ngay cạnh quần thể di tích Quảng trường Ba Đình - Lăng Chủ Tịch ở trung tâm quận Ba Đình, Hà Nội.
- Quá trình hình thành: - Quá trình hình thành:
+ Được khởi công xây dựng vào năm Kỷ Sửu 1049, dưới thời vua Lý Thái Tông. + Được khởi công xây dựng vào năm Kỷ Sửu 1049, dưới thời vua Lý Thái Tông.
+ Năm 1105 vua Lý Nhân Tông cho tu sửa chùa và dựng thêm, trước sân hai tháp lợp sứ trắng. + Năm 1105 vua Lý Nhân Tông cho tu sửa chùa và dựng thêm, trước sân hai tháp lợp sứ trắng.
+ Năm 1108 Nguyên Phi Ỷ Lan sai người đúc một miếng chuông lớn đặt tên là " Giác thế chung" với ý nghĩa thức tỉnh lòng thế nhân. + Năm 1108 Nguyên Phi Ỷ Lan sai người đúc một miếng chuông lớn đặt tên là " Giác thế chung" với ý nghĩa thức tỉnh lòng thế nhân.
+ Chùa Một Cột đã bị quân viễn chinh Pháp phá hủy trong cuộc chiến tranh chống Pháp tàn khốc và đến năm 1955 thì di sản này được tôn tạo lại. + Chùa Một Cột đã bị quân viễn chinh Pháp phá hủy trong cuộc chiến tranh chống Pháp tàn khốc và đến năm 1955 thì di sản này được tôn tạo lại.
+ 7 năm sau, tức năm 1962, quần thể chùa Một Cột đã được công nhận là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Quốc gia và vào năm 2012 đã được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á". + 7 năm sau, tức năm 1962, quần thể chùa Một Cột đã được công nhận là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Quốc gia và vào năm 2012 đã được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á".
- Kiến trúc chùa một cột: - Kiến trúc chùa một cột:
+ Gồm: Cột trụ, đài Liên hoa, mái chùa + Gồm: Cột trụ, đài Liên hoa, mái chùa
+ Cột trụ cấu trúc hình trụ đứng, gồm hai cột đá ghép lại với chiều cao 4m + Cột trụ cấu trúc hình trụ đứng, gồm hai cột đá ghép lại với chiều cao 4m
+ Đường kính cột đá rộng 1,2 m + Đường kính cột đá rộng 1,2 m
+ Đài Liên Hoa có hình vuông với cạnh 3 m, xung quanh được đỡ bằng hệ thống cột gỗ vững chắc. + Đài Liên Hoa có hình vuông với cạnh 3 m, xung quanh được đỡ bằng hệ thống cột gỗ vững chắc.
+ Mái chùa lợp bằng ngói vảy truyền thống màu đỏ gạch phủ lớp rêu phong thời gian + Mái chùa lợp bằng ngói vảy truyền thống màu đỏ gạch phủ lớp rêu phong thời gian
- Ý nghĩa, giá trị của chùa một cột: - Ý nghĩa, giá trị của chùa một cột:
+ Là biểu tượng mang đậm giá trị văn hóa, nghệ thuật của thủ đô + Là biểu tượng mang đậm giá trị văn hóa, nghệ thuật của thủ đô
+ Chùa Một Cột là công trình kiến trúc mang đậm giá trị lịch sử với kiến trúc độc đáo + Chùa Một Cột là công trình kiến trúc mang đậm giá trị lịch sử với kiến trúc độc đáo
+ Chùa Một Cột Hà Nội còn là công trình kiến trúc có tính thẩm mỹ cao, thể hiện qua nghệ thuật tạo hình trên mặt nước, điêu khắc đá, hội họa, chạm vẽ hành lang + Chùa Một Cột Hà Nội còn là công trình kiến trúc có tính thẩm mỹ cao, thể hiện qua nghệ thuật tạo hình trên mặt nước, điêu khắc đá, hội họa, chạm vẽ hành lang
b. Một số việc làm của một người học sinh trung học cơ sở để giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị của danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương:
+ Không vứt rác bừa bãi. + Không vứt rác bừa bãi.
+ Không phá hủy cảnh quan chùa  + Không phá hủy cảnh quan chùa
+ Thu gom rác trên bãi biển. + Thu gom rác trên bãi biển.
+ Tham gia hoạt động trồng cây, gây rừng và chăm sóc cây. + Tham gia hoạt động trồng cây, gây rừng và chăm sóc cây.
+ Tuyên truyền, vận động người dân bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. + Tuyên truyền, vận động người dân bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
+ Đi tham quan, tìm hiểu các danh lam thắng cảnh. + Đi tham quan, tìm hiểu các danh lam thắng cảnh.
+ Tố giác kẻ gian. + Tố giác kẻ gian.
+….. +…..
Câu 2:

Giải pháp chống sạt lở đất
+  + Tuyên truyền, giáo dục, làm cho mọi người, mọi nhà, mọi địa phương nhận thức sâu sắc tác hại của thiên tai từ đó chung tay bảo vệ rừng
+ Bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng + Bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng
+… +…

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo bản 1, trọn bộ đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 chân trời bản 1, đề thi giữa kì 2 HĐTN 8 CTST: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác