Đề thi giữa kì 1 HĐTN8 CTST: Đề tham khảo số 1

Trọn bộ đề thi giữa kì 1 HĐTN 8 CTST: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Chân trời sáng tạo bản 1 gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 HĐTN 8 BẢN 1 KẾT NỐI TRI THỨC ĐỀ 1

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm). Cách em điều chỉnh cảm xúc bản thân theo hướng tích cực là:

A. Giữ kín cảm xúc của mình, không để ai biết và chia sẻ cùng.
B. Suy nghĩ tích cực, lạc quan, tự thực hiện một số sở thích của bản thân.
C. Ở một mình trong không gian chật hẹp.
D. Phản bác thẳng ý kiến của người thân, bạn bè khi họ muốn chia sẻ cùng mình.

Câu 2 (0,5 điểm). Đâu không phải là việc làm thể hiện trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh?

A. Tập thể dục mỗi sáng, ăn uống lành mạnh.
B. Luôn suy nghĩ theo hướng tích cực, biết cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực của bản thân.
C. Hoàn thành các bài tập và chủ động nghiên cứu bài trước khi đến lớp đối với các môn học chính, còn các môn học phụ không thật sự cần thiết.
D. Làm việc nhà, thực hành tiết kiệm trong gia đình.

Câu 3 (0,5 điểm). Để góp phần xây dựng truyền thống của nhà trường, em cần:

A. Tự tin giao tiếp, ứng xử văn minh và nói không với bạo lực học đường.
B. Thể hiện rõ cảm xúc tích cực và tiêu cực trong các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô giáo.
C. Chỉ thiết lập và phát triển mối quan hệ bạn bè với những bạn học sinh giỏi.
D. Chú trọng học tập thật tốt và không cần thiết phải tham gia các hoạt động tập thể.

Câu 4 (0,5 điểm). Khi thương thuyết trong một số tình huống, cần trao đổi theo cách như thế nào?

A. Duy trì được mục tiêu thương thuyết của bản thân phụ thuộc vào khả năng của đối phương.
B. Phản bác thẳng thắn ý kiến và đề xuất của người khác.
C. Giữ thái độ tự tin tuyệt đối mặc dù phương án của bản thân thiếu khoa học.
D. Mỗi bên giải thích rõ ràng cho sự lựa chọn của mình.

Câu 5 (0,5 điểm). Để chuẩn bị cho buổi tham quan vào cuối tuần, C rủ H đi mua sắm cùng mình. H thấy C mua rất nhiều quần áo, đồ dùng,…không cần thiết và không sử dụng hết. Nếu em là H, em sẽ làm gì?

A. Khuyên C nên thể hiện cách sống tiết kiệm, tôn trọng công sức lao động của người thân, vì mình đang là học sinh, bản thân chưa tự kiếm được tiền. Chỉ mua những đồ dùng thật sự cần thiết.
B. Không can thiệp vào cách chi tiêu của C vì gia đình C có điều kiện.
C. Khuyên C nên tiết kiệm, đến buổi tham quan vào cuối tuần sẽ sử dụng sau.
D. Không can thiệp vào cách chi tiêu của C vì có thể làm mất đi tình bạn của mình và C.

Câu 6 (0,5 điểm). Khi chứng kiến bạn bị bắt nạt, em cần:

A. Khéo léo giải tỏa sự xung đột của hai bên.
B. Báo cáo sự việc kịp thời với người có thể xử lí.
C. Vận dụng kĩ năng thương thuyết.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 7 (0,5 điểm). Đâu không phải là điều em nên làm khi thực hiện tranh biện bảo vệ quan điểm?

A. Luôn đưa ra lí lẽ và dẫn chứng cho các lập luận.
B. Thể hiện ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói,…phù hợp.
C. Dễ dàng chấp nhận mọi ý kiến của người khác.
D. Giữ bình tĩnh, lắng nghe ý kiến phản biện.

Câu 8 (0,5 điểm). Tại sao em cần xây dựng và giữ gìn tình bạn?

A. Vì tình bạn giúp chúng ta không bị mọi người xa lánh.
B. Vì tình bạn giúp chúng ta ngày càng tự chủ hơn trong cuộc sống.
C. Vì tình bạn là dấu hiệu cơ bản của sự trưởng thành.
D. Vì tình bạn giúp chúng ta có sự quan tâm đến nhau, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng nhau.

Câu 9 (0,5 điểm). Đâu không phải là biểu hiện của sự tự chủ trong giải quyết vấn đề?

A. Chia sẻ thông tin khi đã tìm hiểu kĩ.
B. Kết bạn với người lạ trên mạng khi chưa biết rõ các thông tin.
C. Bình luận tích cực bài viết của người khác.
D. Bảo mật tài khoản mạng xã hội của mình, tránh để người xấu lợi dụng.

Câu 10 (0,5 điểm). Theo em, khi thực hiện thương thuyết trong một số tình huống, em cần lưu ý điều gì?

A. Nói chân thành, từ tốn với thái độ tôn trọng.
B. Hiếu thắng, tranh cãi đến cùng để bảo vệ ý kiến của mình.
C. Phản bác thẳng ý kiến của người khác.
D. Dễ dàng chấp nhận mọi ý kiến của người khác.

Câu 11 (0,5 điểm). Đâu là câu ca dao, tục ngữ nói về người có trách nhiệm?

A. Người sao hẹn một mà nên/ Kẻ sao chín hẹn mà quên cả mười.
B. Cha chung không ai khóc.
C. Của mình thì giữ bo bo/ Của người thì thả cho bò nó ăn.
D. Sống chết mặc bay.

Câu 12 (0,5 điểm). Đâu không phải là cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề?

A. Xác định người có thể hỗ trợ.
B. Bày tỏ khó khăn và mong muốn được hỗ trợ.
C. Chờ đợi sự quan tâm từ mọi người.
D. Xác định rõ khó khăn mình đang gặp phải để tìm kiếm sự giúp đỡ phù hợp.

 B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và thể hiện em là người có trách nhiệm trong các tình huống sau đây:

 - Tình huống 1: Thời gian gần đây, V thường hay nghỉ học. Ở lớp, em nhận thấy V cũng không tập trung và kết quả học tập sa sút. 

 - Tình huống 2: Em được phân công làm nhiệm vụ tổng hợp thông tin và chuẩn bị bài thuyết trình của nhóm. N và B được phân công tìm tài liệu. Hôm nay đến hạn mà em vẫn chưa nhận được bài mà các bạn gửi.

 - Tình huống 3: Em và chị gái thống nhất phân công làm việc nhà. Hôm nay đến phiên của em. Đang chuẩn bị đi chợ và nấu cơm, các bạn sang rủ em đi chơi.

Câu 2 (1,0 điểm). Kể tên những việc em dự kiến thực hiện trong thời gian tới để góp phần xây dựng truyền thống tốt đẹp của nhà trường.

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

B

C

A

D

C

D

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

C

D

B

A

A

C

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

Xử lí tình huống thể hiện và thể hiện em là người có trách nhiệm:

 - Tình huống 1: Em chủ động trò chuyện với V, tìm hiểu nguyên nhân những dấu hiệu đó của V và tìm cách giúp đỡ bạn để cải thiện kết quả học tập.

 - Tình huống 2: Em trao đổi trực tiếp với N và B về việc tìm tài liệu cho việc thuyết trình của nhóm.

 + Nếu N và B gặp khó khăn, em cùng tìm cách, hỗ trợ để mọi người cùng hoàn thành nhiệm vụ của cả nhóm.

 + Nếu N và B thể hiện sự vô trách nhiệm, nhất quyết không làm và ỉ lại vào cách thành viên còn lại, em sẽ báo cáo sự việc thầy cô giáo để tìm cách giải quyết.

 - Tình huống 3:

 + Em xác định việc các bạn qua nhà rủ đi chơi có thật sự cần thiết hay không.

 + Em hẹn các bạn vào một buổi khác, để em sắp xếp công việc có kế hoạch hơn.

 + Hoặc em có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ chị gái. Nếu chị gái đồng ý làm việc cùng nhà em, khi xong việc em có thể đi chơi một lúc cùng các bạn.

Câu 2:

HS liên hệ bản thân, kể tên những việc em dự kiến thực hiện trong thời gian tới để góp phần xây dựng truyền thống tốt đẹp của nhà trường:

 - Học tập: Tham gia hoạt động thi đua “Dạy tốt, học tốt”, đổi mới phương pháp học tập.

 - Văn hóa – nghệ thuật: Tham gia văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11,…

 - Thể dục, thể thao: Tham gia đội tuyển thể dục thể thao (đá cầu, bóng đá,…) của lớp, của trường.

 - Các hoạt động cộng đồng: Ủng hộ các bạn học sinh khu vực khó khăn, thực hiện các dự án bảo vệ môi trường,…

 - Các hoạt động khác: Giữ gìn vệ sinh trường lớp, giúp đỡ mọi người,…

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo bản 1, trọn bộ đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 chân trời bản 1, đề thi giữa kì 1 HĐTN 8 CTST: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác