Đề thi giữa kì 2 HĐTN 8 CTST: Đề tham khảo số 1

Trọn bộ đề thi giữa kì 2 HĐTN 8 CTST: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Chân trời sáng tạo bản 1 gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 (BẢN 1) CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ĐỀ 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 
Câu 1 (0,5 điểm). Khi thực hiện hoạt động thiện nguyện ở địa phương, em cần lưu ý điều gì?
A. Chỉ tập trung vào các gia đình có công với địa phương, đất nước.
B. Tổ chức tự phát, không cần xin phép chính quyền địa phương hoặc các cá nhân, tổ chức có quyền hạn. 
C. Đối xử công bằng với tất cả các đối tượng được thụ hưởng trong hoạt động thiện nguyện. 
D. Chỉ nên quyên góp tiền, không nên hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn bằng hiện vật. 
Câu 2 (0,5 điểm). Đâu không phải là một biện pháp được sử dụng để phòng tránh thiên tai?
A. Chủ động nâng cấp nhà cửa, công trình đảm bảo an toàn khi có thiên tai.
B. Trú tránh dưới gốc cây, cột điện.
C. Sử dụng nến để thắp sáng để tìm kiếm đồ trong không gian hạn chế, khu vực bếp gas.
D. Ở trong nhà, nơi chú ẩn không đi ra ngoài, nên ngồi gần cửa sổ và cửa ra vào.
Câu 3 (0,5 điểm). Đâu là một danh lam thắng cảnh của địa phương?  

Đâu là một danh lam thắng cảnh của địa phương?
Câu 4 (0,5 điểm). Khi thực hiện sưu tầm tài liệu về thiên tai ở địa phương, em cần: 
A. Tập hợp và phân loại thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau. 
B. Không cần thiết ghi rõ nguồn cung cấp thông tin về thiên tai nếu như không tìm được. 
C. Sưu tầm đủ các loại tài liệu hình ảnh, video, số liệu thống kê,…cho mỗi báo cáo. 
D. Liệt kê các loại tài liệu sử dụng để viết báo cáo. Tuy nhiên, không cần thiết gắn trích dẫn trong bài báo cáo với tài liệu tham khảo. 
Câu 5 (0,5 điểm). Theo em, tích cực tham gia hoạt động thiện nguyện giúp chúng ta điều gì?
A. Lưu lại những kỉ niệm đáng nhớ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. 
B. Rút ra được những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện hoạt động thiện nguyện. 
C. Có được sự biết ơn từ các nhân vật được hỗ trợ. 
D. Thể hiện trách nhiệm của mình trong việc xây dựng, phát triển cộng đồng và xã hội. 
Câu 6 (0,5 điểm). Đâu không phải là một hoạt động phát triển cộng đồng?
A. Xây dựng khu dân cư xanh – sạch – đẹp. 
B. Giúp đỡ người già neo đơn ở địa phương. 
C. Dạy học miễn phí cho các em nhỏ. 
D. Giúp đỡ các thành viên trong gia đình làm việc nhà sau giờ học. 
Câu 7 (0,5 điểm). Đâu là một hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương?
A. Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. 
B. Xây dựng nếp sống văn minh. 
C. Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. 
D. Tham gia các hoạt động tuyên truyền đời sống mới văn minh, hiện đại. 
Câu 8 (0,5 điểm). Theo em, truyền thông về phòng chống thiên tai có ý nghĩa gì?
A. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phòng chống thiên tai, chủ động ứng phó với thiên tai và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. 
B. Là trách nhiệm của của chính quyền địa phương. 
C. Là trách nhiệm của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh và nhà trường. 
D. Hạn chế việc xây dựng những công trình mới. 
Câu 9 (0,5 điểm). Đâu là một hoạt động phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động?
A. Thực hiện Chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo”.
B. Nhặt rác, khơi thông cống rãnh, kênh mương. 
C. Ghi lại các cảnh tượng thiên tai và thiệt hại tại các địa phương. 
D. Xử phát những hành vi không ứng phó và gây mất an toàn khi có thiên tai. 
Câu 10 (0,5 điểm). Có bao nhiêu mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra ở địa phương?

A. 3     B. 4           C. 5      D. Tùy từng loại thiên tai.

Câu 11 (0,5 điểm). Ý nào dưới đây không đúng khi nói về việc tham gia hoạt động phát triển cộng đồng?

A. Mỗi cá nhân cần tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương để cuộc sống có ý nghĩa hơn. 
B. Cần chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề để các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương được tiến hành một cách có hiệu quả. 
C. Chúng ta cần lựa chọn những việc làm phù hợp với bản thân để góp phần phát triển cộng đồng. 
D. Ưu tiên các đối tượng, gia đình thân quen được thụ hưởng trong các hoạt động thiện nguyện. 
Câu 12 (0,5 điểm). Đất bị nhiễm mặn với hàm lượng nồng độ muối vượt mức cho phép do nước biển xâm nhập trực tiếp vào đất liền khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt, là loại hình thiên tai gì?
A. Áp thấp nhiệt đới. 
B. Dông, lốc. 
C. Sạt lở đất, đá. 
D. Xâm nhập mặn. 
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Lập kế hoạch truyền thông về biện pháp phòng chống thiên tai và giảm nhẹ rủi khi gặp thiên tai theo mẫu dưới đây:

 

KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG

BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG BÃO LỤT

 - Mục tiêu:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

 - Đối tượng:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 - Thời gian, địa điểm:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 - Nội dung truyền thông:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 - Hình thức truyền thông:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 - Phân công thực hiện: 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  • Câu 2 (1,0 điểm). Nêu những cách bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương em theo gợi ý sau:

 - Học sinh trung học cơ sở: …………………………………………………….
 - Người dân địa phương: ……………………………………………………….
 Hướng dẫn trả lời
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4 Câu 5Câu 6
CAAADD
Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10 Câu 11Câu 12
AABCDD
  • B. PHẦN TỰ LUẬN


Câu 1:
Kế hoạch truyền thông: Biện pháp phòng chống bão lụt. 
 - Mục tiêu: giúp người dân chủ động phòng chống và giảm nhẹ các rủi ro do bão lũ gây ra. 
 - Đối tượng: Người dân trong khu dân cư. 
 - Thời gian, địa điểm: thứ bảy, chủ nhật, tại nhà văn hóa tổ dân phố. 
 - Nội dung truyền thông: những thiệt hại do bão, lụt và biện pháp phòng, chống bão, lụt; giảm nhẹ rủi ro bão, lụt gây ra. 
 - Hình thức truyền thông: truyền thông trực tiếp. 
 - Phân công thực hiện:
 + Nhóm 1: Xây dựng nội dung truyền thông. 
 + Nhóm 2: Thiết kế tờ rơi, áp phích, băng rôn, thiết kế bản trình chiếu. 
 + Nhóm 3: Truyền thông trực tiếp. 
 + Nhóm 4: Tổng hợp kếy quả, báo cáo. 
Câu 2:
Những cách bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương em theo gợi ý sau:
- Học sinh trung học cơ sở:  - Học sinh trung học cơ sở: 
+ Không vứt rác bừa bãi. + Không vứt rác bừa bãi.
+ Thu gom rác trên bãi biển. + Thu gom rác trên bãi biển.
+ Tham gia hoạt động trồng cây, gây rừng và chăm sóc cây. + Tham gia hoạt động trồng cây, gây rừng và chăm sóc cây.
+ Tuyên truyền, vận động người dân bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. + Tuyên truyền, vận động người dân bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
+….. +…..
- Người dân địa phương: - Người dân địa phương:
+ Không lấn chiếm, sử dụng trái phép không gian cảnh quan.  + Không lấn chiếm, sử dụng trái phép không gian cảnh quan. 
+ Giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan xung quanh.  + Giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan xung quanh. 
+….. +…..

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo bản 1, trọn bộ đề thi Hoạt động trải nghiệm 8 chân trời bản 1, đề thi giữa kì 2 HĐTN 8 CTST: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác