Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 6 CTST: Đề tham khảo số 4

Đề tham khảo số 4 giữa kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

            PHÒNG GD & ĐT ……..                                                            Chữ kí GT1: 

TRƯỜNG THCS……..                                                              Chữ kí GT2:            

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ Văn 6             

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ………………………………   Lớp:  ……………….. 

Số báo danh: …………………………….Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

Phần I: Đọc hiểu (3,5 điểm)

Đọc đoạn trích sau, thực hiện các yêu cầu và trả lời câu hỏi:

“Trong sóng có người gọi con:

“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ không biết từng đến nơi nao”.

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”

Họ nói: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.

Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”

Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.

Nhưng con biết có trò chơi khác hay hơn.

Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.”

 

 

 

 

(Trích Ngữ văn 6, Tập một, Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục, tr. 32)

Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Ai là tác giả của văn bản đó?

Câu 2. (1 điểm) Nêu nội dung của đoạn trích trên.

Câu 3. (1 điểm) Chỉ ra những câu có dấu ngoặc kép trong đoạn trích.

Câu 4. (1 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong câu sau: “Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”.

Phần II: Tạo lập văn bản (6,5 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Viết một đoạn văn (5 – 7 dòng) nêu cảm xúc của em về bài thơ Mây và sóng.

Câu 2. (4,5 điểm) Các bạn trẻ Việt Nam ngày nay thường nhắn tin và viết trên mạng bằng những kí tự sai chính tả được các bạn gọi là teencode. Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về tác động của teencode đối với sự trong sáng của tiếng Việt.

BÀI LÀM

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 

 

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 

 

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

TRƯỜNG THCS ........ 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ II

NĂM HỌC 2021 – 2022

MÔN: NGỮ VĂN 6

 

Phần I: Đọc hiểu (3,5 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

- Đoạn trích thuộc văn bản Mây và sóng.

- Tác giả: R. Ta-go.

0,25

0,25

2

Nội dung của đoạn trích: Tình mẫu tử và trò chơi của em bé với mẹ vượt qua lời mời gọi hấp dẫn của những người trong sóng.

1,0

3

Những câu có dấu ngoặc kép trong đoạn trích:

- “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ không biết từng đến nơi nao”.

- “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”

- “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.

- “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”

 

0,25

 

0,25

0,25

 

0,25

4

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”: điệp từ (điệp từ “lăn”).

- Tác dụng: nhấn mạnh vào từ “lăn”, gợi tả cách mà em bé sà vào lòng mẹ như những con sóng nhỏ, làm cho câu thơ tăng sức gợi cảm, liên tưởng.

0,5

 

0,5

Phần II: Tạo lập văn bản (6,5 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

- Đảm bảo hình thức đoạn văn.

- Đảm bảo nội dung:

+ Câu chủ đề: Giới thiệu về bài thơ Mây và sóng.

+ Thân đoạn: Nêu cảm xúc về bài thơ Mây và sóng trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật.

  • Nội dung: Tình mẫu tử thiêng liêng

  • Nghệ thuật: thể thơ, điệp ngữ, hình ảnh biểu tượng (mây, sóng),…

+ Kết đoạn: Cảm nghĩ về ý nghĩa của bài thơ.

0,5

 

 

0,25

 

 

0,5

0,5

0,25

2

A. Hình thức:

+ Đảm bảo hình thức một bài văn, đảm bảo quy tắc chính tả.

+ Diễn đạt mạch lạc, có sáng tạo.

B. Nội dung:

1. Mở bài:- Nêu vấn đề cần giải quyết.

2. Thân bài:

- Giải thích:

+ Bạn trẻ: là những người ở độ tuổi còn trẻ, đang đi tìm và mong muốn khẳng định bản thân. Là những người nhận thức còn đang tiếp tục phát triển, chưa trưởng thành và chưa thể bao quát, thấu đáo hết tất cả.

+ Teencode: Kí hiệu của người trẻ (Việt Nam). Có thể coi là một dạng tiếng lóng. Teencode 

+ Sự trong sáng của tiếng Việt: bản sắc tốt đẹp, không có hiện tượng pha tạp.

- So sánh teencode và sự trong sáng của tiếng Việt:

+ Teencode cũng là một dạng kí hiệu ngôn ngữ, được mã hóa, dùng để ghi lại âm thanh, lời nói, suy nghĩ, dùng để giao tiếp, truyền đạt thông tin à giống với ký hiệu ngôn ngữ. Tiếng Việt (cụ thể là chữ viết tiếng Việt) cũng là một ký hiệu ngôn ngữ.

+ Teencode dựa vào quy luật tiếng Việt, ngữ pháp, ngữ âm,... nhưng đã thay đổi cách viết (ký hiệu) so với chính tả tiếng Việt à Có sự pha tạp, không trong sáng.

- Sự ảnh hưởng của teencode đối với sự trong sáng của tiếng Việt:

+ Ảnh hưởng tích cực:

  • Phù hợp với người trẻ

  • Biểu đạt được những nét nghĩa, sắc thái nghĩa mà tiếng Việt quy chuẩn vốn chưa biểu đạt được.

  • Teencode là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên và dễ hiểu vì ngôn ngữ vận động không ngừng (cả lời nói và chữ viết). Ví dụ:

  • “khốn nạn”: (1) khốn khổ đến mức thảm hại, đáng thương; (2) hèn mạt, đáng khinh bỉ, nguyền rủa;

  • chữ viết của Việt Nam qua các thời kỳ: chữ Hán, chữ Nôm, chữ La-tinh (Quốc ngữ).

+ Ảnh hưởng tiêu cực:

  • Không quy phạm, chuẩn mực.

  • Pha tạp, không có sự thống nhất.

  • Mà chính tả là quy định về cách viết, mang tính chuẩn mực, là bản sắc của mỗi dân tộc, quốc gia so với thế giới.

à Teencode chỉ nên viết vui đùa, ở ngôn ngữ, lời nói hàng ngày, không mang tính trang nghiêm hay chính thức.

è Teencode vừa có những mặt tích cực, vừa có những ảnh hưởng tiêu cực đối với sự trong sáng của tiếng Việt. Teencode vẫn tồn tại, vẫn được sử dụng và có thể sử dụng, nhưng vẫn cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

3. Kết bài:Khẳng định lại quan điểm của bản thân.

 

0,5

0,25

 

0,5

 

 

0,25

 

 

 

0,25

 

0,25

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 
 

TRƯỜNG THCS ......... 

 

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN 6

NĂM HỌC: 2021-2022

     

        CẤP ĐỘ 

Tên

chủ đề 

 

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

     

VẬN DỤNG CAO

CỘNG

Mây và sóng

- Nêu được tên văn bản và tác giả.

- Nêu được nội dung của đoạn trích.

 

 

 

 

 

Số câu: 2

Số điểm: 1,5

Tỉ lệ: 15%

Số câu : 1

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 1

Số điểm: 1,0

Tủ lệ: 10%

  

Tiếng Việt

 

- Nhận diện được các cấu có dấu ngoặc kép trong đoạn trích.

- Nhận diện và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ trong câu cho sẵn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 2

Số điểm: 2,0

Tỉ lệ: 20%

 

Số câu: 2

Số điểm: 2,0

Tỉ lệ: 20%

  

Tập làm văn

  

- Viết được đoạn văn nêu cảm xúc về bài thơ Mây và sóng.

- Viết được bài văn trình bày suy nghĩ về tác động của teencode đối với sự trong sáng của tiếng Việt.

Bài viết có tính sáng tạo.

 

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 2

Số điểm: 6,5

Tỉ lệ: 65%

  

Số câu: 2

Số điểm: 6,0

Tỉ lệ: 60%

Số câu: +

Số điểm: 0,25

Tỉ lệ: 2,5%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ

1

0,5đ

5%

3

3,0đ

30%

2

6,25đ

62,50%

+

0,25đ

2,5%

5

10

100%

 

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 4, đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 6 CTST, đề thi Ngữ văn 6 giữa kì 2 Chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 4

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo