Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 9 CTST: Đề tham khảo số 4

Trọn bộ Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 9 CTST: Đề tham khảo số 4 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN: LỊCH SỬ 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Ngày 8 – 9 – 19465, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ nhằm mục đích gì?

A. Đẩy lùi nạn đói, phục hồi nền sản xuất nông nghiệp trong cả nước.

B. Xóa nạn mù chữ và nâng cao trình độ văn hóa cho người dân.

C. Xây dựng nền tài chính độc lập cho Việt Nam.

D. Tạo cơ sở pháp lí vững chắc để xây dựng và bảo vệ đất nước.

Câu 2: Đâu là đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta trong giai đoạn 1945-1954?

A. toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.

B. trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.

C. toàn dân, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.

D. toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.

Câu 3: Kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất (1976) đã quyết định tên nước ta là gì?

A. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

B. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

C. Việt Nam Cộng hòa.

D. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Việt Nam.

Câu 4: Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời vào thời điểm nào?

A. Ngày 20 – 12 – 1960.

B. Ngày 22 – 12 – 1960.

C. Ngày 12 – 12 – 1954.

D. Ngày 20 – 12 – 1954.

Câu 5: Điểm khác nhau về nguyên nhân thắng lợi giữa Cách mạng tháng Tám (1945) với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) là:

A. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

B. truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.

C. căn cứ hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.

D. tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.

Câu 6:  Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng thuận lợi của cách mạng nước ta sau năm 1975?

A. Đã xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.

B. Đất nước đã hoà bình, thống nhất về lãnh thổ.

C. Uy tín của Việt Nam trên thế giới được nâng cao.

D. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

Câu 7: Chỉ thị Toàn dân kháng chiến do ai soạn thảo?

A. Trường Chinh.

B. Võ Nguyên Giáp.

C. Hồ Chí Minh. 

D. Ban thường vụ Trung ương Đảng.

Câu 8: Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình miền Nam sau Hiệp định Pa – ri năm 1973?

A. Quân Mĩ và chư hầu buộc phải rút khỏi Miền Nam, so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi theo hướng có lợi cho cách mạng.

B. Hai vạn cố vấn quân sự Mĩ vẫn ở lại Miền Nam, Mĩ tiếp tục viện trợ quân sự cho quân đội Sài Gòn.

C. Quân đội Sài Gòn tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” với nhiều cuộc hành quân “bình định - lấn chiếm”. 

D. Mĩ tiếp tục thực hiện chiến lược Chiến tranh cục bộ ở miền Nam Việt Nam.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm).

a. Vì sao cả ta và Pháp đều quyết định chọn Điện Biên Phủ là điểm quyết chiến cuối cùng để kết thúc chiến tranh?

b. Trình bày nội dung của đường lối đổi mới kinh tế mà Đảng ta đề ra trong Đại hội VI (tháng 12 – 1986).

Câu 2 (1,0 điểm). Hiệp định Giơ – ne – vơ (1954) có ý nghĩa và hạn chế gì đối với lịch sử cách mạng nước ta?

Câu 3 (0,5 điểm). Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 có ý nghĩa như thế nào trong lịch sử cách mạng nước ta?

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN LỊCH SỬ) – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 2,0 điểm 

       Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

D

B

A

A

        B. PHẦN TỰ LUẬN: 3,0 điểm

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1

(1,5 điểm)

a. Điện Biên Phủ được chọn làm điểm quyết chiến cuối cùng để kết kết thúc chiến tranh vì:

+ Đối với Pháp: 

  • Điện Biên Phủ là một địa bàn chiến lược hết sức quan trọng, nằm ở vị trí chiến lược cơ động giữa miền Bắc Việt Nam, Thượng Lào và miền Nam Trung Quốc. 

  • Pháp đặt hy vọng vào việc có một thắng lợi quân sự để kết thúc chiến tranh trong danh dự, đồng thời phá vỡ kế hoạch giành thắng lợi quyết định cuối cùng của Việt Minh.

=> Na – va đã tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành một cái bẫy hiểm ác, một cái máy nghiền khổng lồ.

+ Đối với ta:

  • Pháp đã đánh giá không đúng về khả năng của bộ đội ta, không nắm được ý đồ tác chiến chiến lược của ta. Thông qua các chiến dịch trước đó, ta đã buộc Pháp phải từng bước lựa chọn Điện Biên Phủ làm nơi quyết chiến cuối cùng một cách bị động.

  • Quân đội ta đã hoàn toàn trưởng thành, có thể đánh tập đoàn cứ điểm. Hậu phương của ta hoàn toàn có thể khắc phục được những khó khăn về vận tải, tiếp tế.

=> Vì những lí do trên, cả Pháp và ta đều quyết định chọn Điện Biên Phủ làm nơi quyết chiến cuối cùng để kết thúc chiến tranh.

b.  Tại Đại hội VI (tháng 12 năm 1986), Đảng đã đề ra đường lối đổi mới kinh tế với những nội dung sau:

  • Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp; hình thành cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

  • Thực hiện chính sách mở cửa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tích cực khai thác nguồn vốn, công nghệ, thị trường.

Câu 2

(1,0 điểm) 

Ý nghĩa và hạn chế của Hiệp định Giơ – ne – vơ đối với lịch sử cách mạng nước ta là:

+ Ý nghĩa: 

  • Là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương, được các cường quốc lớn nhất thế giới cam kết tôn trọng.

 

  • Đập tan âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Miền Bắc nước ta được giải phóng, tạo tiền đề để xây dựng xã hội mới làm cơ sở để thống nhất đất nước.

  • Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về quân sự, ngoại giao; cổ vũ công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc cho nhân dân các nước thuộc địa, nửa thuộc địa.

+ Hạn chế: 

  • Thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chưa được trọn vẹn vì Việt Nam bị chia cắt tạm thời, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng nhưng miền Nam vẫn còn nằm dưới ách cai trị của đế quốc Mĩ và tay sai. 

Câu 3

(0,5 điểm)

+ Ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 là:

  • Làm đảo lộn chiến lược chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ, làm lung lay tận gốc ý chí xâm lược của chúng và giáng một đòn quyết định vào chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mỹ, đánh bại cố gắng quân sự cao nhất của chúng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. 

  • Là biểu tượng sáng ngời về ý chí và sức mạnh quật cường của quân và dân Việt Nam, thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, tài mưu lược trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo, Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác