Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 9 CTST: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 9 CTST: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

MÔN: LỊCH SỬ 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam vào những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là:

A. Giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

B. Giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và tầng lớp tư sản mại bản.

C. Giữa nông dân với địa chủ phong kiến và giữa công nhân với tư sản.

D. Giữa công nhân với thực dân Pháp và tay sai.

Câu 2. Điền từ còn thiếu phù hợp vào đoạn trích sau: 

“Phong trào ….. đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào tuy thất bại, nhưng nó rèn lực lượng cho cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi sau này”. 

(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 10, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.9)

A. cách mạng 1930 – 1931.

B. cách mạng 1930 – 1936.

C. cách mạng 1936 – 1939.

D. cách mạng 1930 – 1939.

Câu 3. Từ tháng 9/1940, tình hình Việt Nam có thay đổi gì?

A. Việt Nam trở thành thuộc địa của phát xít Nhật.

B. Pháp từ bỏ quyền cai trị ở Việt Nam.

C. Việt Nam đặt dưới ách thống trị Pháp – Nhật.

D. Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương. 

Câu 4: Lúc này thời cơ thuận lợi đã đến, dù hy sinh tới đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập” là câu nói nổi tiếng của nhân vật lịch sử nào?

A. Võ Nguyên Giáp.

B. Tôn Đức Thắng.

C. Hồ Chí Minh.

D. Huỳnh Thúc Kháng.

Câu 5: Chế độ Ba-ti-xta bị lật đổ ở Cu-ba vào năm nào?

A. Năm 1959.

B. Năm 1956.

C. Năm 1953.

D. Năm 1955. 

Câu 6: Năm 1961, Liên Xô đã đạt được thành tựu nổi bật nào trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật?

A. Phóng thành công tên lửa đạn đạo.

B. Chế tạo thành công bom nguyên tử.

C. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

D. Phóng tàu vũ trụ có người lái vào quỹ đạo Trái đất. 

Câu 7: Đọc đoạn tư liệu và cho biết nội dung của đoạn tư liệu:

“Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ. Năm 1948, sản lượng công nghiệp Mỹ chiếm 56,4 % tổng sản lượng công nghiệp của thế giới tư bản. Năm 1949, sản lượng nông nghiệp của Mỹ bằng hai lần sản lượng của Anh, Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản cộng lại. Mỹ sở hữu hơn 50 % số tàu thuyền đi lại trên mặt biển. Nền kinh tế Mỹ chiếm gần 40 % tổng sản phẩm kinh tế thế giới”.

A. Đoạn tư liệu thể hiện sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Mỹ.

B. Đoạn tư liệu phản ánh biểu hiện và nguyên nhân phát triển nền kinh tế Mỹ. 

C. Đoạn tư liệu phản ánh nền công nghiệp Mỹ tập trinh vào công nghiệp quân sự và sản xuất hàng tiêu dùng.

D. Đoạn tư liệu chứng minh kinh tế Mỹ là nền kinh tế đứng thứ nhất toàn thế giới.

Câu 8: Hạn chế của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc (1946-1949) là gì?

A. Chưa thống nhất hoàn toàn lãnh thổ Trung Quốc.

B. Đưa Trung Quốc đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa.

C. Chưa xóa bỏ hoàn toàn những tàn dư phong kiến.

D. Vẫn còn lệ thuộc vào các nước tư bản phương Tây.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm). Trình bày hậu quả Chiến tranh lạnh.

Câu 2 (1,5 điểm). Đọc đoạn tư liệu sau và trả lời câu hỏi: 

“Theo Hiến pháp mới, Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao, Nội các chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Thiên hoàng chỉ là người đứng đầu Nhà nước có tính chất tượng trưng… Hiến pháp mới công nhận và đảm bảo quyền tự do, dân chủ của mọi công dân…Nhật Bản không duy trì hải, lục, không quan và các lực lượng chiến đấu khác, không tham gia chiến tranh với bất cứ nước nào”.

a. Hiến pháp 1946 của Nhật Bản đã đưa ra những điều khoản quan trộng nào? 

b. Những điều khoản đó ý nghĩa gì?

Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao Nghệ - Tĩnh là địa phương đấu tranh mạnh nhất trong phong trào 1930 – 1931?

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA  HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN LỊCH SỬ) – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

       A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 2,0 điểm 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

A

C

C

A

D

A

A

       B. PHẦN TỰ LUẬN: 3,0 điểm

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1

(1,0 điểm)

- Đẩy thế giới vào tình trạng đối đầu, căng thẳng.

+ Hầu như ở đâu cũng hiện hữu sự đối đầu, đối lập giữa hai phe (ở Đức, Triều Tiên, Cu-ba, Việt Nam,…)

+ Làm xuất hiện xung đột, chiến tranh cục bộ: chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam,... 

+ Dẫn đến nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới: khủng hoảng tên lửa ở Cu-ba năm 1962.

- Sự chia cắt lãnh thổ, chia rẽ dân tộc, xung đột tôn giáo,... ở nhiều quốc gia, khu vực: hệ lụy sâu sắc và lâu dài: Đức (1949 - 1989), bán đảo Triều Tiên (1948 đến nay).

Câu 2

(1,5 điểm)

a. Những điều khoản quan trọng trong Hiến pháp 1946 của Nhật Bản: Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao, Thiên hoàng có tính chất tượng trưng; Hiến pháp công nhận và đảm bảo quyền tự do, dân chủ của mọi công dân; không duy trì hải, lục, không quân, không tham gia chiến tranh với bất cứ nước nào.

b. Ý nghĩa của những điều khoản đó: chi phối và quyết định sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản trong giai đoạn sau đó.

Câu 3

(0,5 điểm)

Phong trào 1930 – 1931, đỉnh cao nhất là ở Nghệ An và Hà Tĩnh vì: nơi đây có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nơi đây luôn là mảnh đât đấu tranh vô cùng sôi nổi. Hơn nữa, chi bộ đảng được thành lập ở đây rất sớm với đội ngũ cán bộ đông đảo lãnh đạo nhân dân đấu tranh.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo, Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác