Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 9 CTST: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 9 CTST: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN: LỊCH SỬ 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 của quân dân Việt Nam đã buộc Pháp phải:

A. Bị động phân tán lực lượng.

B. Chuyển sang đánh lâu dài.

C. Tập trung lực lượng ở vùng Đông Nam Bộ.

D. Chuyển sang lối đánh “chinh phục từng gói nhỏ”.

Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Hiệp định Pari năm 1973?

A. Mở ra bước ngoặt mới cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

B. Là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của quân dân hai miền.

C. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân Việt nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

D. Là văn bản pháp lí quốc tế đầu tiên ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

Câu 3: Nhằm xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, tháng 5/1946 lực lượng vũ trang của Việt Nam được đổi tên thành gì?

A. Việt Nam giải phóng quân.

B. Quân đội nhân dân Việt Nam.

C. Vệ quốc đoàn.

D. Quân đội quốc gia Việt Nam.

Câu 4: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) được tổ chức trong hoàn cảnh nào?

A. Miền Bắc đã hoàn thành công cuộc xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa, nhân dân đang phấn khởi tin tưởng bắt tay xây dựng chế độ mới.

B. Cách mạng miền Nam đang đứng trước những khó khăn lớn, chính sách "tố cộng, diệt cộng” của Mĩ - Diệm đã làm cho lực lượng cách mạng tổn thất nặng nề.

C. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta đang gặp khó khăn, chưa có sự ủng hộ của các lực lượng hòa bình trên thế giới.

D. Cách mạng hai miền Nam đang chuyển sang thế tiến công, miền Bắc đã hoàn thành cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế.

Câu 5: Trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, quân đội Việt Nam đã sử dụng lối đánh nào?

A. Phục kích, truy kích.

B. Bám thắt lưng địch mà đánh.

C. Công kiên, đánh điểm, diệt viện.

D. Đánh du kích.

Câu 6: Nội dung nào không phản ánh đường lối đổi mới kinh tế của Đảng?

A. Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cầu nhiều ngành nghề.

B. Phát triển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp.

C. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

D. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

Câu 7: Sau thất bại của chiến lược Chiến tranh đặc biệt, Mỹ đã tiếp tục thực hiện chiến lược nào?

A. Chiến tranh hóa chiến tranh.

B. Chiến tranh toàn thắng.

C. Chiến tranh cục bộ.

D. Chiến tranh toàn bộ.

Câu 8: Đường lối đổi mới đất nước được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đảng?

A. Đại hội V (1982).

B. Đại hội VI (1990).

C. Đại hội V (1986).

D. Đại hội VI (1986).

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm).

a. Phân tích nội dung đường lối kháng chiến mà Đảng ta đã vận dụng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954).

b. Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến lược Chiến tranh đặc biệtChiến lược chiến tranh cục bộ mà Mĩ đã thực hiện ở Việt Nam là gì?

Câu 2 (1,0 điểm). Trình bày những thành tựu tiêu biểu trong cuộc cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1961 – 1965) trong lĩnh vực kinh tế - giáo dục – y tế.

Câu 3 (0,5 điểm). Tại sao Đảng ta lại lựa chọn nhân nhượng với quân đội Trung Hoa Dân Quốc trong giai đoạn từ sau ngày 2 – 9 – 1945 đến trước ngày 6 – 3 – 1946?

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN LỊCH SỬ) – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 2,0 điểm 

       Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

D

D

B

C

        B. PHẦN TỰ LUẬN: 3,0 điểm

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1

(1,5 điểm)

a. Đường lối kháng chiến mà Đảng ta đã vận dụng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) là “toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh”.

  • Kháng chiến toàn dân: toàn dân tham gia đánh giặc, không phân biệt đảng phái, giai cấp, tôn giáo; lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.

  • Kháng chiến toàn diện: ta đánh địch trên tất cả các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế và văn hóa; tạo điều kiện cho toàn dân có thể tham gia kháng chiến tùy theo khả năng của mình.

  • Kháng chiến trường kì: xuất phát tư chỗ so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch, địch mạch hơn ta cả về quân sự và kinh tế. Vì thế ta phải kháng chiến trường kì để địch yếu dần.

  • Tự lực cánh sinh: vận mệnh của dân tộc Việt Nam phải do chính người Việt Nam quyết định, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ.

b. Điểm giống nhau cơ bản giữa các chiến lược Chiến tranh cục bộ và Chiến tranh đặc biệt mà Mĩ đã thực hiện ở Việt Nam là: 

  • Đều là các loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới; nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ thực hiện xuyên suốt sau Chiến tranh thế giới thứ hai của Mĩ.  

  • Cả hai chiến lược đều dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật và phương tiện chiến tranh của Mỹ. Đều do hệ thống cố vấn của Mỹ chỉ huy. Và đều được thực hiện nhằm chống lại các lực lượng cách mạng của nhân dân ta.

Câu 2

(1,0 điểm) 

Những thành tựu tiêu biểu trong cuộc cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1961 – 1965) trong lĩnh vực kinh tế - giáo dục – y tế là: 

+ Kinh tế: 

  • Các ngành cơ khí, đóng tàu, sản xuất điện, gang thép năm 1965 tăng gấp 3 so với 1960. Công nghiệp nhẹ đáp ứng được 80% hàng tiêu dùng cho nhân dân. 

  • 90% hộ nông dân tham gia hợp tác xã. Năng suất lúa đạt 5 tấn thóc/ha.

+ Giáo dục: 

  • Hệ thống giáo dục từ phổ thông có 2,6 triệu học sinh theo học. Số lượng trường đại học và trung học chuyên nghiệp tăng gấp hai so với năm học 1960 – 1961.

+ Y tế: 

  • Miễn phí, toàn miền Bắc có hơn 6000 bệnh viện và trạm xá.

Câu 3

(0,5 điểm)

Đảng chủ động lựa chọn nhân nhượng với quân đội Trung Hoa Dân Quốc trong giai đoạn từ sau ngày 2 – 9 – 1945 đến trước ngày 6 – 3 – 1946 vì:

  • Chúng là kẻ thù cách mạng nhưng lại xuất hiện ở nước ta dưới danh nghĩa quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật Bản.

  •  Lực lượng vũ trang của ta đang trong quá trình hình thành, chính quyền cách mạng vừa mới ra đời còn non trẻ, chưa được củng cố đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhiều kẻ thù cùng một lúc.

=> Chính phủ phải nhân nhượng với Trung Hoa Dân Quốc để tranh thủ thời gian xây dựng và củng cố chính quyền, đồng thời đấu tranh chống sự xâm lược trở lại của Pháp ở miền Nam Việt Nam.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo, Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác